Thời hạn trình hồ sơ yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án BOT nhà máy nhiệt điện là bao nhiêu ngày?
Thời hạn trình hồ sơ yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án BOT nhà máy nhiệt điện là bao nhiêu ngày?
Thời hạn trình hồ sơ yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án BOT nhà máy nhiệt điện được quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 23/2015/TT-BCT về cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:
Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày ký kết thỏa thuận đầu tư, Chủ đầu tư BOT phải trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hồ sơ yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2. Hồ sơ, trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được thực hiện theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức công tư.
3. Chủ đầu tư BOT có trách nhiệm phối hợp với các bên liên quan phía Việt Nam để giải trình các ý kiến theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn trình hồ sơ yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án BOT nhà máy nhiệt điện 30 ngày kể từ ngày ký kết thỏa thuận đầu tư.
Thời hạn trình hồ sơ yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án BOT nhà máy nhiệt điện là bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)
Đơn vị nào tổ chức lễ ký chính thức các tài liệu dự án BOT nhà máy nhiệt điện?
Đơn vị nào tổ chức lễ ký chính thức các tài liệu dự án BOT nhà máy nhiệt điện, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 23/2015/TT-BCT về ký chính thức hợp đồng BOT và các tài liệu dự án như sau:
Ký chính thức Hợp đồng BOT và các tài liệu dự án
1. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ đầu tư BOT phải thành lập Doanh nghiệp BOT và có trách nhiệm hoàn chỉnh các nội dung cần bổ sung nêu trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để ký chính thức các tài liệu dự án.
2. Tổng cục Năng lượng tổ chức lễ ký chính thức các tài liệu dự án giữa Chủ đầu tư BOT và Doanh nghiệp BOT với các bên liên quan, bao gồm:
a) Ký Hợp đồng BOT và GGU với Bộ Công Thương;
b) Ký PPA với EVN;
c) Ký CSA với TKV (đối với dự án sử dụng than trong nước);
d) Ký GSA với PVN (đối với dự án sử dụng khí trong nước);
đ) Ký LLA với địa phương, nơi có dự án.
3. Doanh nghiệp BOT chịu trách nhiệm trình hồ sơ xin cấp Ý kiến pháp lý của Bộ Tư pháp theo quy định tại Nghị định số 51/2015/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về cấp ý kiến pháp lý.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng cục Năng lượng tổ chức lễ ký chính thức các tài liệu dự án BOT nhà máy nhiệt điện giữa Chủ đầu tư BOT và Doanh nghiệp BOT với các bên liên quan, gồm:
- Ký Hợp đồng BOT và GGU với Bộ Công Thương;
- Ký PPA với EVN;
- Ký CSA với TKV (đối với dự án sử dụng than trong nước);
- Ký GSA với PVN (đối với dự án sử dụng khí trong nước);
- Ký LLA với địa phương, nơi có dự án.
Dự án BOT nhà máy nhiệt điện phải báo cáo đột xuất cho Tổng cục Năng lượng khi nào?
Dự án BOT nhà máy nhiệt điện phải báo cáo đột xuất cho Tổng cục Năng lượng khi nào, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Thông tư 23/2015/TT-BCT về chế độ báo cáo như sau:
Chế độ báo cáo
1. Báo cáo tháng
Trong quá trình xây dựng nhà máy, Doanh nghiệp BOT có trách nhiệm lập báo cáo tháng gửi Tổng cục Năng lượng và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền liên quan vào ngày 05 hàng tháng. Nội dung báo cáo tháng bao gồm:
a) Tiến độ công việc đã thực hiện tính đến thời điểm báo cáo;
b) Các vấn đề tồn tại và đề xuất, kiến nghị (nếu có);
c) Kế hoạch dự kiến tháng tiếp theo.
2. Báo cáo quý, năm
Doanh nghiệp BOT hoàn thành báo cáo quý vào ngày 05 các tháng 4, tháng 7, tháng 9; hoàn thành báo cáo năm vào ngày 05 tháng 01 hàng năm gửi Tổng cục Năng lượng và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền liên quan.
3. Báo cáo đột xuất
Trong trường hợp xảy ra sự cố, thiên tai, hỏa hoạn hoặc theo yêu cầu của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Doanh nghiệp BOT có trách nhiệm gửi báo cáo kịp thời về Tổng cục Năng lượng và các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì dự án BOT nhà máy nhiệt điện phải báo cáo đột xuất khi xảy ra sự cố, thiên tai, hỏa hoạn hoặc theo yêu cầu của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì Doanh nghiệp BOT có trách nhiệm gửi báo cáo kịp thời về Tổng cục Năng lượng và các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?