Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính đối với người sử dụng dịch vụ bưu chính là bao lâu?
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ bưu chính khi nào?
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính được quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Bưu chính 2010 như sau:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính
1. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ bưu chính khi không bảo đảm chất lượng dịch vụ bưu chính mà doanh nghiệp đã công bố hoặc vi phạm hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 điều này.
2. Trường hợp một phần thiệt hại xảy ra do người sử dụng dịch vụ bưu chính vi phạm hợp đồng đã giao kết thì doanh nghiệp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ thiệt hại do người sử dụng dịch vụ bưu chính gây ra.
3. Tiền bồi thường thiệt hại được trả cho người gửi, trừ trường hợp có thoả thuận khác giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và người gửi; trường hợp bưu gửi bị hư hỏng, mất một phần mà người nhận đồng ý nhận phần còn lại thì tiền bồi thường thiệt hại được trả cho người nhận.
4. Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính không phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi vi phạm hợp đồng của người sử dụng dịch vụ bưu chính hoặc do đặc tính tự nhiên, khuyết tật vốn có của vật chứa trong bưu gửi đó;
...
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ bưu chính khi không bảo đảm chất lượng dịch vụ bưu chính mà doanh nghiệp đã công bố hoặc vi phạm hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 41 Luật Bưu chính 2010.
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ bưu chính khi nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính đối với người sử dụng dịch vụ bưu chính là bao lâu?
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 26 Nghị định 47/2011/NĐ-CP như sau:
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
1. Thời hạn bồi thường thiệt hại không quá 30 ngày kể từ ngày các bên lập văn bản xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
2. Quá thời hạn bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này thì bên phải bồi thường thiệt hại còn phải trả tiền lãi chậm thanh toán theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, thời hạn thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính đối với người sử dụng dịch vụ bưu chính là không quá 30 ngày kể từ ngày các bên lập văn bản xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Lưu ý: Nếu quá thời hạn bồi thường thiệt hại nêu trên thì bên phải bồi thường thiệt hại còn phải trả tiền lãi chậm thanh toán theo quy định của pháp luật.
Tiền bồi thường thiệt hại được trả cho ai?
Tiền bồi thường thiệt hại được quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật Bưu chính 2010 như sau:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính
...
2. Trường hợp một phần thiệt hại xảy ra do người sử dụng dịch vụ bưu chính vi phạm hợp đồng đã giao kết thì doanh nghiệp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ thiệt hại do người sử dụng dịch vụ bưu chính gây ra.
3. Tiền bồi thường thiệt hại được trả cho người gửi, trừ trường hợp có thoả thuận khác giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và người gửi; trường hợp bưu gửi bị hư hỏng, mất một phần mà người nhận đồng ý nhận phần còn lại thì tiền bồi thường thiệt hại được trả cho người nhận.
4. Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính không phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi vi phạm hợp đồng của người sử dụng dịch vụ bưu chính hoặc do đặc tính tự nhiên, khuyết tật vốn có của vật chứa trong bưu gửi đó;
b) Người sử dụng dịch vụ bưu chính không chứng minh được việc gửi và suy suyển, hư hỏng bưu gửi;
c) Bưu gửi đã được phát và người nhận không có ý kiến khi nhận bưu gửi;
d) Bưu gửi bị tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật của nước nhận;
...
Như vậy, theo quy định, tiền bồi thường thiệt hại được trả cho người gửi, trừ trường hợp có thoả thuận khác giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và người gửi.
Trường hợp bưu gửi bị hư hỏng, mất một phần mà người nhận đồng ý nhận phần còn lại thì tiền bồi thường thiệt hại được trả cho người nhận.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 05 Bản kê khai thông tin về nhà thầu trong trong hồ sơ yêu cầu dịch vụ phi tư vấn theo Thông tư 23/2024 từ 01/03/2025?
- Giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường có được đứng tên hộ kinh doanh dạy thêm hay không? Giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường có phải xin phép hiệu trưởng không?
- Quy định cho thôi tham gia lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở với người có đơn xin thôi nhiệm vụ thế nào?
- Tốc độ vận hành là gì? Những loại xe ưu tiên nào sẽ không bị hạn chế tốc độ vận hành khi tham gia giao thông?
- Chấm dứt tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp trong những trường hợp nào? Hình thức mua bán điện trực tiếp là gì?