Thời hạn nộp hồ sơ nghiệm thu dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp Bộ là bao lâu?
- Hồ sơ nghiệm thu dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp Bộ gồm những gì?
- Thời hạn nộp hồ sơ nghiệm thu dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp Bộ là bao lâu?
- Kết quả dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp Bộ được đánh giá bằng những tiêu chí nào?
Hồ sơ nghiệm thu dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp Bộ gồm những gì?
Hồ sơ nghiệm thu dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp Bộ được quy định tại khoản 1 Điều 30 Quy định về quản lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BGDĐT như sau:
Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu cấp bộ
1. Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu cấp bộ bao gồm:
a) Công văn đề nghị của tổ chức chủ trì dự án gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo (Mẫu III-4 Phụ lục);
b) Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở nêu tại Khoản 1 Điều 26 của Quy định này đã được bổ sung hoàn thiện theo yêu cầu của Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở;
c) Quyết định thành lập Hội đồng và biên bản họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở;
d) Bản giải trình hoàn thiện hồ sơ đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở có xác nhận của thủ trưởng tổ chức chủ trì và chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở (Mẫu III-3 Phụ lục).
…
Như vậy, theo quy định trên thì Hồ sơ nghiệm thu dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp Bộ gồm:
- Công văn đề nghị của tổ chức chủ trì dự án gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở nêu tại Khoản 1 Điều 26 của Quy định này đã được bổ sung hoàn thiện theo yêu cầu của Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở;
- Quyết định thành lập Hội đồng và biên bản họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở;
- Bản giải trình hoàn thiện hồ sơ đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở có xác nhận của thủ trưởng tổ chức chủ trì và chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở.
Thời hạn nộp hồ sơ nghiệm thu dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp Bộ là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời hạn nộp hồ sơ nghiệm thu dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp Bộ là bao lâu?
Thời hạn nộp hồ sơ nghiệm thu dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp Bộ được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 30 Quy định về quản lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BGDĐT như sau:
Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu cấp bộ
…
2. Thời hạn nộp hồ sơ và tổ chức đánh giá, nghiệm thu cấp bộ
a) Trong thời hạn 45 ngày kể từ khi có kết luận của Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở, tổ chức chủ trì dự án có trách nhiệm nộp hồ sơ đánh giá, nghiệm thu cấp bộ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đánh giá, nghiệm thu cấp bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, xác nhận tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ theo quy định hoặc yêu cầu chủ nhiệm, tổ chức chủ trì dự án bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (trường hợp cần thiết). Thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (nếu có) tối đa là 10 ngày;
c) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đánh giá hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thành việc tổ chức đánh giá cấp bộ.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn nộp hồ sơ nghiệm thu dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp Bộ là 45 ngày kể từ khi có kết luận của Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở.
Kết quả dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp Bộ được đánh giá bằng những tiêu chí nào?
Kết quả dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp Bộ được đánh giá bằng những tiêu chí được quy định tại khoản 1 Điều 33 Quy định về quản lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BGDĐT như sau:
Tiêu chí đánh giá cấp bộ về kết quả dự án
1. Kết quả dự án được đánh giá bằng cách chấm điểm theo thang điểm 100 với các nhóm tiêu chí sau (Mẫu III-6 Phụ lục):
a) Tổ chức triển khai dự án (điểm tối đa 15);
b) Mức độ đầy đủ về số lượng, khối lượng, chủng loại các sản phẩm khoa học công nghệ chính của dự án so với số lượng, khối lượng, chủng loại sản phẩm đăng ký tại Thuyết minh dự án và hợp đồng (điểm tối đa 25);
c) Mức độ hoàn thiện công nghệ, chất lượng và yêu cầu khoa học đạt được của các sản phẩm chính của dự án so với hợp đồng (thông qua các tài liệu công nghệ, chất lượng của sản phẩm tạo ra, quy mô sản xuất) (điểm tối đa 30);
d) Chất lượng của báo cáo tổng hợp kết quả dự án và các tài liệu liên quan kèm theo (các tài liệu thiết kế, tài liệu công nghệ, sản phẩm trung gian, tài liệu trích dẫn…) (điểm tối đa 10);
đ) Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng (điểm tối đa 5);
e) Chất lượng sản phẩm, trình độ khoa học của sản phẩm vượt mức đăng ký so với hợp đồng hoặc có ý nghĩa lớn về khoa học và công nghệ (điểm tối đa 5);
g) Tác động đối với kinh tế, xã hội và môi trường (điểm tối đa 10).
2. Đối với dự án sử dụng nguồn ngoài ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức chủ trì hoặc tổ chức cấp kinh phí có thể vận dụng, Điều chỉnh tiêu chí, thang điểm đánh giá tùy theo đặc thù, yêu cầu của từng dự án.
Như vậy, theo quy định trên thì kết quả dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp Bộ được đánh giá bằng những tiêu chí sau:
- Tổ chức triển khai dự án (điểm tối đa 15);
- Mức độ đầy đủ về số lượng, khối lượng, chủng loại các sản phẩm khoa học công nghệ chính của dự án so với số lượng, khối lượng, chủng loại sản phẩm đăng ký tại Thuyết minh dự án và hợp đồng (điểm tối đa 25);
- Mức độ hoàn thiện công nghệ, chất lượng và yêu cầu khoa học đạt được của các sản phẩm chính của dự án so với hợp đồng (thông qua các tài liệu công nghệ, chất lượng của sản phẩm tạo ra, quy mô sản xuất) (điểm tối đa 30);
- Chất lượng của báo cáo tổng hợp kết quả dự án và các tài liệu liên quan kèm theo (các tài liệu thiết kế, tài liệu công nghệ, sản phẩm trung gian, tài liệu trích dẫn…) (điểm tối đa 10);
- Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng (điểm tối đa 5);
- Chất lượng sản phẩm, trình độ khoa học của sản phẩm vượt mức đăng ký so với hợp đồng hoặc có ý nghĩa lớn về khoa học và công nghệ (điểm tối đa 5);
- Tác động đối với kinh tế, xã hội và môi trường (điểm tối đa 10).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?