Thời hạn lập kế hoạch khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển trong bao lâu? Giám sát kết quả việc thực hiện khắc phục hậu quả này gồm những nội dung nào?
- Thời hạn lập kế hoạch khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển trong bao lâu?
- Phương án khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển theo kế hoạch không hiệu quả thì có được điều chỉnh kế hoạch không?
- Giám sát kết quả việc thực hiện khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển gồm những nội dung nào?
- Việc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển được quy định như thế nào?
Thời hạn lập kế hoạch khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển trong bao lâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 33/2018/TT-BTNMT, có quy định về lập kế hoạch khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển như sau:
Lập kế hoạch khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có báo cáo đánh giá chi tiết mức độ ô nhiễm môi trường do sự cố tràn dầu trên biển hoặc kể từ ngày kết thúc việc theo dõi diễn biến môi trường biển, cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển có trách nhiệm hoàn thành việc lập kế hoạch khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển.
2. Nội dung chính của kế hoạch khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển bao gồm:
a) Căn cứ lập kế hoạch khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển;
b) Mục tiêu, phạm vi của hoạt động khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển;
c) Phương án khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển;
d) Nội dung giám sát việc thực hiện kế hoạch khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển theo phương án đã được lựa chọn quy định tại Khoản 2 Điều 18 Thông tư này;
đ) Kết quả thực hiện kế hoạch khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển.
Nội dung chi tiết của kế hoạch khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển theo mẫu quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển sau khi lập kế hoạch khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển phải gửi về Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra sự cố tràn dầu và bộ, ngành trực tiếp quản lý.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các bộ, ngành gửi kế hoạch khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn lập kế hoạch khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển trong 10 ngày kể từ ngày có báo cáo đánh giá chi tiết mức độ ô nhiễm môi trường do sự cố tràn dầu trên biển hoặc kể từ ngày kết thúc việc theo dõi diễn biến môi trường biển.
Khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển (Hình từ Internet)
Phương án khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển theo kế hoạch không hiệu quả thì có được điều chỉnh kế hoạch không?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 17 Thông tư 33/2018/TT-BTNMT, có quy định về điều chỉnh kế hoạch khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển như sau:
Điều chỉnh kế hoạch khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển điều chỉnh Kế hoạch khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Phương án khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển theo kế hoạch không hiệu quả;
b) Do yêu cầu đột xuất về quốc phòng, an ninh;
c) Do thiên tai hoặc các trường hợp bất khả kháng.
2. Trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này phải căn cứ vào báo cáo kết quả đánh giá việc thực hiện kế hoạch khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển. Việc điều chỉnh kế hoạch khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển phải hoàn thành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định điều chỉnh.
Nội dung chính của kế hoạch điều chỉnh thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Thông tư này và gửi kế hoạch điều chỉnh đến các cơ quan có liên quan thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 15 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì phương án khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển theo kế hoạch không hiệu quả thì cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển điều chỉnh kế hoạch khắc phục hậu quả.
Giám sát kết quả việc thực hiện khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển gồm những nội dung nào?
Căn cứ tại Điều 18 Thông tư 33/2018/TT-BTNMT, có quy định về giám sát kết quả việc thực hiện khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển như sau:
Giám sát kết quả việc thực hiện khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển
1. Cơ quan nhận kế hoạch và báo cáo kết quả thực hiện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát kết quả việc khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển.
2. Nội dung giám sát:
a) Các thông số môi trường đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường hiện hành;
b) Tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái được phục hồi.
Như vậy, theo quy định trên thì giám sát kết quả việc thực hiện khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển gồm những nội dung sau:
- Các thông số môi trường đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường hiện hành;
- Tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái được phục hồi.
Việc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 19 Thông tư 33/2018/TT-BTNMT, có quy định về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển như sau:
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển có trách nhiệm đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch và kế hoạch được điều chỉnh.
2. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển được lập thành báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục 06 ban hành kèm theo của Thông tư này
Như vậy, theo quy định trên thì việc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển được quy định như sau:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển có trách nhiệm đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch và kế hoạch được điều chỉnh.
- Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển được lập thành báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục 06 ban hành kèm theo của Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?