Thời hạn góp đủ vốn đối với hợp tác xã là bao lâu? Vốn góp của thành viên hợp tác xã có bị giới hạn hay không?
Hợp tác xã là gì?
Tại khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, theo đó hợp tác xã được hiểu là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã được quy định như thế nào?
Theo Điều 14 và Điều 15 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên cụ thể như sau:
(1) Thành viên hợp tác xã có các quyền sau đây:
- Được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ.
- Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật này và điều lệ.
- Được hưởng các phúc lợi của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên.
- Được biểu quyết các nội dung thuộc quyền của đại hội thành viên theo quy định tại Điều 32 của Luật này.
- Ứng cử, đề cử thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Kiến nghị, yêu cầu hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; yêu cầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định của Luật này và điều lệ.
- Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của điều lệ.
- Được trả lại vốn góp khi ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.
- Được chia giá trị tài sản được chia còn lại của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
- Quyền khác theo quy định của điều lệ.
(2) Thành viên hợp tác xã có các nghĩa vụ sau đây:
- Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo hợp đồng dịch vụ.
- Góp đủ, đúng thời hạn vốn góp đã cam kết theo quy định của điều lệ.
- Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
- Tuân thủ điều lệ, quy chế của hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, nghị quyết đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên và quyết định của hội đồng quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Nghĩa vụ khác theo quy định của điều lệ.
Thời hạn góp đủ vốn đối với hợp tác xã tối đa là bao lâu?
Vốn góp của thành viên hợp tác xã có bị giới hạn hay không? Thời hạn góp đủ vốn đối với hợp tác xã là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 17 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về việc góp vốn điều lệ và giấy chứng nhận vốn góp cụ thể như sau:
- Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.
- Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp.
Như vậy, theo quy định nêu trên, vốn góp của bạn được thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã. Đồng thời, thời hạn để bạn góp đủ số vốn sẽ thực hiện theo quy định của điều lệ tuy nhiên thời hạn này không vượt quá 06 tháng kể từ ngày kể từ ngày bạn được kết nạp.
Giấy chứng nhận vốn góp bao gồm những nội dung gì?
Theo khoản 4 Điều 17 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về việc góp vốn điều lệ và giấy chứng nhận vốn góp cụ thể như sau:
Khi góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cấp giấy chứng nhận vốn góp. Giấy chứng nhận vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên là cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp cho hộ gia đình.
- Trường hợp thành viên là pháp nhân thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Đối với hợp tác xã thành viên thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký của hợp tác xã thành viên; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên;
- Tổng số vốn góp; thời điểm góp vốn;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Tải về mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?