Thời hạn giải quyết khiếu nại kiểm toán là bao nhiêu ngày từ ngày nhận được đơn khiếu nại? Đơn khiếu nại kiểm toán phải ghi rõ những nội dung gì?
Thời hạn giải quyết khiếu nại kiểm toán là bao nhiêu ngày từ ngày nhận được đơn khiếu nại?
Thời hạn giải quyết khiếu nại kiểm toán được quy định tại Điều 10 Quy định khiếu nại, kiến nghị và khởi kiện trong hoạt động kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 10/2023/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ ngày 05/07/2023) như sau:
Thời hạn giải quyết khiếu nại
Thời hạn giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 69 của Luật Kiểm toán nhà nước về việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước (được sửa đổi, bổ sung năm 2019).
Như vậy, thời hạn giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 69 Luật Kiểm toán nhà nước 2015, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019, cụ thể:
- Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại; đối với vụ việc phức tạp, thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Trường hợp người khiếu nại ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Trước đây, căn cứ theo Điều 10 Quy định khiếu nại, khởi kiện và trả lời kiến nghị trong hoạt động kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 01/2021/QĐ-KTNN (Hết hiệu lực từ ngày 05/07/2023) về thời hạn giải quyết khiếu nại kiểm toán như sau:
Thời hạn giải quyết khiếu nại kiểm toán
Thời hạn giải quyết khiếu nại kiểm toán theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước.
Như vậy, thời hạn giải quyết khiếu nại kiểm toán theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 cụ thể:
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Tổng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Việc giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước được quy định như sau:
+ Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. Đối với vụ việc phức tạp, thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Trường hợp người khiếu nại ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý;
- Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành một phần hoặc toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì Tổng Kiểm toán nhà nước ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán đó.
Quyết định tạm đình chỉ của Tổng Kiểm toán nhà nước hết hiệu lực kể từ ngày quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước có hiệu lực pháp luật;
- Trong thời hạn giải quyết khiếu nại, Tổng Kiểm toán nhà nước phải ban hành quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước.
Giải quyết khiếu nại kiểm toán (Hình từ Internet)
Đơn khiếu nại kiểm toán phải ghi rõ những nội dung gì?
Đơn khiếu nại kiểm toán phải ghi rõ những nội dung được quy định tại Điều 5 Quy định khiếu nại, kiến nghị và khởi kiện trong hoạt động kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 10/2023/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ ngày 05/07/2023) như sau:
Hình thức khiếu nại
1. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại gửi Tổng Kiểm toán nhà nước, kèm theo thông tin, chứng cứ bổ sung (nếu có) chứng minh cho khiếu nại là có căn cứ và hợp pháp. Cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện việc khiếu nại thông qua người đại diện theo pháp luật.
2. Đơn khiếu nại phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại;
b) Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
c) Tên, ngày, tháng, năm của văn bản bị khiếu nại; tên, số hiệu thẻ Kiểm toán viên của thành viên Đoàn kiểm toán (nếu có), tên Đoàn kiểm toán bị khiếu nại;
d) Nội dung khiếu nại;
đ) Lý do khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại;
e) Chữ ký, con dấu (nếu có) của người khiếu nại;
g) Các giấy tờ, tài liệu khác kèm theo (nếu có).
Theo đó, đơn khiếu nại kiểm toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại;
- Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
- Tên, ngày, tháng, năm của văn bản bị khiếu nại; tên, số hiệu thẻ Kiểm toán viên của thành viên Đoàn kiểm toán (nếu có), tên Đoàn kiểm toán bị khiếu nại;
- Nội dung khiếu nại;
- Lý do khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại;
- Chữ ký, con dấu (nếu có) của người khiếu nại;
- Các giấy tờ, tài liệu khác kèm theo (nếu có).
Trước đây, theo khoản 3 Điều 8 Quy định khiếu nại, khởi kiện và trả lời kiến nghị trong hoạt động kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 01/2021/QĐ-KTNN (Hết hiệu lực từ ngày 05/07/2023) quy định như sau:
Hình thức khiếu nại kiểm toán
1. Khiếu nại kiểm toán được thực hiện bằng đơn khiếu nại, kèm theo thông tin, chứng cứ bổ sung (nếu có) chứng minh cho khiếu nại của mình là có căn cứ và hợp pháp theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước.
2. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị khiếu nại thì khiếu nại phải được thực hiện thông qua người đại diện. Đơn khiếu nại phải có chữ ký, con dấu (nếu có) của người khiếu nại (Mẫu số 01A/KN).
3. Đơn khiếu nại phải ghi rõ các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm khiếu nại;
b) Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
c) Tên, ngày, tháng, năm của văn bản bị khiếu nại; tên, số hiệu thẻ thành viên Đoàn kiểm toán (nếu có), tên Đoàn kiểm toán bị khiếu nại;
d) Nội dung khiếu nại;
đ) Lý do khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại;
e) Các giấy tờ, tài liệu khác kèm theo đơn (nếu có).
Như vậy, khiếu nại kiểm toán được thực hiện bằng đơn khiếu nại, kèm theo thông tin, chứng cứ bổ sung (nếu có) chứng minh cho khiếu nại của mình là có căn cứ và hợp pháp theo quy định.
Đơn khiếu nại kiểm toán phải ghi rõ các nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm khiếu nại;
- Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
- Tên, ngày, tháng, năm của văn bản bị khiếu nại; tên, số hiệu thẻ thành viên Đoàn kiểm toán (nếu có), tên Đoàn kiểm toán bị khiếu nại;
- Nội dung khiếu nại;
- Lý do khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại;
- Các giấy tờ, tài liệu khác kèm theo đơn (nếu có).
Có thụ lý giải quyết khiếu nại kiểm toán nếu khiếu nại không bằng hình thức đơn khiếu nại không?
Có thụ lý giải quyết khiếu nại kiểm toán nếu khiếu nại không bằng hình thức đơn khiếu nại không thì theo quy định tại Điều 8 Quy định khiếu nại, kiến nghị và khởi kiện trong hoạt động kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 10/2023/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ ngày 05/07/2023) như sau:
Các trường hợp không thụ lý giải quyết khiếu nại
Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không thụ lý giải quyết:
1. Kết quả kiểm toán, hành vi kiểm toán và quyết định xử phạt không liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
2. Người khiếu nại không cung cấp thông tin, chứng cứ (nếu có) chứng minh cho khiếu nại của mình là có căn cứ và hợp pháp;
3. Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại;
4. Khiếu nại không bằng hình thức đơn khiếu nại theo quy định tại Điều 5 Quy định này. Đơn khiếu nại không có chữ ký, con dấu (nếu có) của người khiếu nại;
5. Khiếu nại về kết quả kiểm toán, quyết định xử phạt không phải do Kiểm toán nhà nước phát hành hoặc khiếu nại về hành vi không thuộc nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật;
6. Thời hiệu khiếu nại kiểm toán đã hết theo quy định mà không có lý do chính đáng;
7. Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại hoặc người khiếu nại rút đơn khiếu nại.
Như vậy, không thụ lý giải quyết khiếu nại đối với những khiếu nại không bằng hình thức đơn khiếu nại theo quy định. Đơn khiếu nại không có chữ ký, con dấu (nếu có) của người khiếu nại hay các trường hợp cụ thể trên.
Trước đây, theo khoản 4 Điều 11 Quy định khiếu nại, khởi kiện và trả lời kiến nghị trong hoạt động kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 01/2021/QĐ-KTNN (Hết hiệu lực từ ngày 05/07/2023) quy định như sau:
Các trường hợp không thụ lý giải quyết khiếu nại kiểm toán
Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không thụ lý giải quyết:
1. Khiếu nại không do người khiếu nại quy định trong Luật Kiểm toán nhà nước thực hiện. Người khiếu nại thực hiện việc khiếu nại không phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi hành vi hoặc đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán mà mình khiếu nại;
2. Không chứng minh rõ hành vi của thành viên Đoàn kiểm toán hoặc nội dung đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán có căn cứ trái pháp luật, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, đơn vị, cá nhân mình;
3. Không xác định được thiệt hại gây ra có nguyên nhân từ các đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán trái pháp luật hoặc hành vi trái pháp luật được xác định là nguyên nhân trực tiếp hoặc nguyên nhân có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại về quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, đơn vị, cá nhân mình;
4. Đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán thực hiện quyền khiếu nại không thông qua người đại diện là thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người đại diện không được ủy quyền hợp pháp để thực hiện quyền khiếu nại; khiếu nại không bằng hình thức đơn khiếu nại theo Điều 8 Quy định này;
...
Như vậy, không thụ lý giải quyết khiếu nại kiểm toán nếu khiếu nại không bằng hình thức đơn khiếu nại theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?