Thời hạn cung cấp văn bản để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được quy định như thế nào?
- Thời hạn cung cấp văn bản để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được quy định như thế nào?
- Sau khi được cung cấp văn bản để cập nhật thì thời hạn đăng tải văn bản lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được quy định thế nào?
- Quy trình cập nhật văn bản vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật thực hiện theo các bước thế nào?
Thời hạn cung cấp văn bản để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được quy định như thế nào?
Tại Điều 16 Nghị định 52/2015/NĐ-CP quy định về thời hạn cung cấp văn bản để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật như sau:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật; kể từ ngày ký xác thực đối với văn bản hợp nhất.
Đơn vị giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì soạn thảo văn bản phải gửi bản giấy và bản điện tử văn bản đến đơn vị thực hiện việc cập nhật văn bản vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
Lưu ý: Đối với những văn bản sau phải gửi ngay đến đơn vị thực hiện việc cập nhật văn bản trong ngày công bố hoặc ký ban hành:
- Văn bản quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
- Văn bản có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ngày ký ban hành.
Thời hạn cung cấp văn bản để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Sau khi được cung cấp văn bản để cập nhật thì thời hạn đăng tải văn bản lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được quy định thế nào?
Theo Điều 15 Nghị định 52/2015/NĐ-CP thì đối với văn bản thông thường thì trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, đơn vị thực hiện việc cập nhật văn bản phải đăng tải văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
Đối với các văn bản:
- Văn bản quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
- Văn bản có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ngày ký ban hành.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đơn vị thực hiện việc cập nhật văn bản phải đăng tải văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
Quy trình cập nhật văn bản vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật thực hiện theo các bước thế nào?
Về các bước thực hiện cập nhật văn bản vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được quy định tại Điều 14 Nghị định 52/2015/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Sử dụng bản chính văn bản để thực hiện cập nhật;
Bước 2: Kiểm tra, đối chiếu văn bản điện tử với bản chính văn bản, bảo đảm tính chính xác, đầy đủ, toàn vẹn của nội dung văn bản;
Bước 3: Tiến hành cập nhật thông tin văn bản theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Nghị định 52/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Thông tin của văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật
...
2. Thông tin cơ bản của văn bản quy phạm pháp luật:
a) Số, ký hiệu, trích yếu, nội dung văn bản, loại văn bản, cơ quan ban hành, họ và tên người ký ban hành, chức danh người ký ban hành, ngày ban hành, ngày có hiệu lực, tình trạng hiệu lực;
b) Văn bản liên quan gồm văn bản làm căn cứ pháp lý ban hành và các văn bản được dẫn chiếu tới trong văn bản;
c) Quá trình thay đổi hiệu lực của văn bản;
d) Những thông tin cần thiết khác (nếu có).
3. Thông tin cơ bản của văn bản hợp nhất:
a) Số, ký hiệu, trích yếu, nội dung văn bản, loại văn bản hợp nhất, cơ quan hợp nhất, họ và tên người ký xác thực, chức danh người ký xác thực, ngày ký xác thực;
b) Văn bản được sửa đổi, bổ sung và văn bản sửa đổi, bổ sung;
c) Những thông tin cần thiết khác (nếu có).
Bước 4: Đính kèm văn bản:
Định dạng văn bản đính kèm được thực hiện theo Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành. Một trong các định dạng văn bản này phải sử dụng chữ ký điện tử để xác thực sự toàn vẹn nội dung của văn bản;
Bước 5: Duyệt đăng tải văn bản.
Bên cạnh đó sau khi đã đăng tải văn bản lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật còn phải tiến hành kiểm tra kết quả cập nhật văn bản theo quy định tại Điều 15 Nghị định 52/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Kiểm tra kết quả cập nhật văn bản
1. Việc kiểm tra văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được tiến hành nhằm phát hiện và khắc phục những sai sót của văn bản điện tử so với bản chính văn bản.
2. Nội dung kiểm tra:
Sử dụng bản chính văn bản để kiểm tra các thông tin được hiển thị theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
3. Trách nhiệm kiểm tra:
a) Cơ quan có trách nhiệm thực hiện cập nhật văn bản quy định tại Điều 13 của Nghị định này có trách nhiệm kiểm tra kết quả cập nhật văn bản;
b) Việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên, thời gian thực hiện do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định trên nguyên tắc bảo đảm tính chính xác, kịp thời của văn bản được đăng tải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?