Thời gian tiến hành một cuộc kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán tối đa là bao nhiêu ngày làm việc?
- Thời gian tiến hành một cuộc kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán tối đa là bao nhiêu ngày làm việc?
- Đối tượng được kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán có nghĩa vụ gì?
- Đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán đã được kiểm tra đột xuất về kế toán thì có phải kiểm tra định kỳ hoạt động dịch vụ kế toán trong năm đó không?
Thời gian tiến hành một cuộc kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán tối đa là bao nhiêu ngày làm việc?
Thời gian tiến hành một cuộc kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán được quy định tại Điều 8 Thông tư 09/2021/TT-BTC như sau:
Thời gian kiểm tra trực tiếp
1. Kiểm tra định kỳ hoạt động dịch vụ kế toán
a) Việc kiểm tra trực tiếp định kỳ hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán được thực hiện vào quý III hoặc quý IV hàng năm. Bộ Tài chính thông báo cụ thể khi có sự thay đổi về thời gian kiểm tra nêu trên;
b) Thời gian cho một cuộc kiểm tra trực tiếp định kỳ hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán tối đa là 05 ngày làm việc. Khi cần kéo dài thời gian cho một cuộc kiểm tra do có vấn đề phức tạp, Trưởng Đoàn kiểm tra báo cáo với cơ quan ra quyết định kiểm tra xem xét, quyết định.
2. Thời gian kiểm tra đột xuất hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán được thực hiện theo Quyết định kiểm tra.
Như vậy, thời gian tiến hành một cuộc kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán được quy định cụ thể như sau:
(1) Đối với cuộc kiểm tra trực tiếp định kỳ hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán thì thời gian kiểm tra tối đa là 05 ngày làm việc.
Khi cần kéo dài thời gian cho một cuộc kiểm tra do có vấn đề phức tạp, Trưởng Đoàn kiểm tra báo cáo với cơ quan ra quyết định kiểm tra xem xét, quyết định.
(2) Đối với cuộc kiểm tra đột xuất hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán thì thời gian kiểm tra được thực hiện theo Quyết định kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
Thời gian tiến hành một cuộc kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán tối đa là bao nhiêu ngày làm việc? (Hình từ Internet)
Đối tượng được kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán có nghĩa vụ gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 09/2021/TT-BTC thì đối tượng được kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán có các nghĩa vụ sau đây:
(1) Bố trí những người có trách nhiệm liên quan làm việc với Đoàn kiểm tra;
(2) Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn kiểm tra thực hiện công việc kiểm tra,
Báo cáo hoặc cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;
(3) Trao đổi với Đoàn kiểm tra về tình hình của đơn vị và giải trình,
Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực các tài liệu, thông tin cần thiết có liên quan đến nội dung kiểm tra theo quy định hoặc theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra;
(4) Ký Biên bản kiểm tra ngay khi kết thúc cuộc kiểm tra;
(5) Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày ký Biên bản kiểm tra, đơn vị được kiểm tra phải có thông báo bằng văn bản với cơ quan chủ trì kiểm tra về kết quả thực hiện các kiến nghị để khắc phục các sai sót, tồn tại và hạn chế đã được Đoàn kiểm tra phát hiện trong quá trình kiểm tra.
Đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán đã được kiểm tra đột xuất về kế toán thì có phải kiểm tra định kỳ hoạt động dịch vụ kế toán trong năm đó không?
Trường hợp đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán đã được kiểm tra đột xuất về kế toán được quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 09/2021/TT-BTC như sau:
Thời hạn kiểm tra trực tiếp định kỳ
1. Thời hạn kiểm tra
a) Kiểm tra trực tiếp 3 năm/lần đối với đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán mà trong 3 năm trước liền kề tính đến thời điểm kiểm tra có doanh thu dịch vụ kế toán từng năm trên báo cáo tài chính từ 20 tỷ đồng trở lên và mỗi năm có từ 100 khách hàng dịch vụ kế toán trở lên. Doanh thu dịch vụ kế toán bao gồm doanh thu từ: dịch vụ làm kế toán; dịch vụ làm kế toán trưởng; dịch vụ lập, trình bày báo cáo tài chính và dịch vụ tư vấn kế toán;
b) Kiểm tra trực tiếp ít nhất 5 năm/lần đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp ý kiến kết luận trong Biên bản kiểm tra trực tiếp định kỳ hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán của đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán là có sai phạm về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng thì đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán sẽ được kiểm tra lại ngay từ 1 đến 2 năm sau đó.
3. Trường hợp đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán đã được kiểm tra đột xuất hoặc thanh tra về kế toán thì không thuộc đối tượng kiểm tra định kỳ hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán trong năm đó.
Như vậy, theo quy định, trường hợp đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán đã được kiểm tra đột xuất về kế toán thì không thuộc đối tượng kiểm tra định kỳ hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán trong năm đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?