Thời gian tập sự của Điều dưỡng hạng IV được quy định thế nào? Xếp lương khi hết thời gian tập sự Điều dưỡng hạng IV quy định ra sao?

Tôi được tuyển dụng vào viên chức y tế ngày 01/6/2021, trình độ cao đẳng điều dưỡng, tại thời điểm đó thì đơn vị tuyển dụng xét tôi hưởng hệ số lương 2,06, thời gian tập sự là 6 tháng. Nhưng sở y tế yêu cầu điều chỉnh lại thời gian tập sự là 9 tháng và hệ số lương vẫn là 2,06 (Theo Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 là Cao đẳng có thời gian tập sự 9 tháng). Cho tôi hỏi cao đẳng điều dưỡng thời điểm năm 2021 thì tập sự mấy tháng và hệ số lương bao nhiêu là đúng? Anh Biên (TP.HCM) đặt câu hỏi.

Thời gian tập sự của Điều dưỡng hạng IV được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 21 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (có hiệu lực 06/10/2020) như sau:

Chế độ tập sự
...
2. Thời gian tập sự được quy định như sau:
a) 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo đại học. Riêng đối với chức danh nghề nghiệp bác sĩ là 09 tháng;
b) 09 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng;
c) 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo trung cấp.
d) Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên, thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.
Trường hợp người tập sự nghỉ ốm đau hoặc có lý do chính đáng dưới 14 ngày mà được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi người được tuyển dụng vào viên chức đang thực hiện chế độ tập sự đồng ý thì thời gian này được tính vào thời gian tập sự.

Thời điểm 01/06/2021 đang áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV, cụ thể:

Điều dưỡng hạng IV - Mã số: V.08.05.13
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành điều dưỡng. Trường hợp tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành hộ sinh hoặc y sĩ thì phải có chứng chỉ đào tạo chuyên ngành điều dưỡng theo quy định của Bộ Y tế;
...

Theo đó, nếu chị trúng tuyển vào vị trí Điều dưỡng hạng IV thì vị trí này yêu cầu trình độ tốt nghiệp trung cấp do đó thời gian tập sự sẽ là 6 tháng.

Kể từ ngày 10/06/2022, khoản 5 Điều 3 Thông tư 03/2022/TT-BYT mới sửa đổi nội dung tại khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV thành:

Điều dưỡng hạng IV - Mã số: V.08.05.13
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Tốt nghiệp cao đẳng Điều dưỡng.
...

Tức từ ngày 10/06/2022, người được tuyển dụng vào vị trí Điều dưỡng hạng IV mới phải tập sự 9 tháng. Chị nên trao đổi lại với đơn vị và Sở Y tế về vấn đề này.

Thời gian tập sự của Điều dưỡng hạng IV được quy định thế nào?

Thời gian tập sự của Điều dưỡng hạng IV được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Xếp lương khi hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng hạng IV quy định ra sao?

Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 15 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV quy định:

Cách xếp lương
...
2. Xếp lương khi hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp:
...
c) Trường hợp có trình độ cao đẳng điều dưỡng thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,06 của chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV (mã số V.08.05.13); trình độ cao đẳng hộ sinh thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,06 của chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV (mã số V.08.06.16); trình độ cao đẳng kỹ thuật y thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,06 của chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng IV (mã số V.08.07.19).
...

Theo đó, do chị có bằng cao đẳng nên sẽ được xếp bậc 2, hệ số lương 2,06 của chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV.

Nhiệm vụ của Điều dưỡng hạng IV theo quy định hiện nay là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV quy định thì:

Điều dưỡng hạng IV - Mã số: V.08.05.13
1. Nhiệm vụ:
a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế:
Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh;
Theo dõi, đánh giá diễn biến hằng ngày của người bệnh; phát hiện, báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh;
Tham gia chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh;
Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản cho người bệnh theo chỉ định và sự phân công;
Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, tiết chế và thực hiện chỉ định chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh;
Ghi chép hồ sơ điều dưỡng theo quy định.
b) Sơ cứu, cấp cứu:
Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu;
Thực hiện, tham gia thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu;
Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa.
c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe:
Đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với người bệnh;
Hướng dẫn người bệnh về chăm sóc và phòng bệnh;
Thực hiện, tham gia thực hiện truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe.
d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng:
Tham gia truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng;
Tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia;
Thực hiện dịch vụ chăm sóc tại nhà: tiêm, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng, tắm gội, thay băng theo chỉ định.
đ) Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh:
Thực hiện quyền của người bệnh, tham gia biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật;
Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh.
e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị:
Tham gia phân cấp chăm sóc người bệnh;
Chuẩn bị và hỗ trợ người bệnh chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện;
Quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao.
g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp:
Hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng trong phạm vi được phân công;
Tham gia, thực hiện và áp dụng sáng kiến, cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh.
Điều dưỡng hạng IV
Điều dưỡng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Điều dưỡng có bắt buộc phải tham gia thực hiện nghiên cứu khoa học về y khoa thuộc phạm vi hành nghề hay không?
Pháp luật
Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào? Người lao động trong ngành điều dưỡng có được nghỉ hưởng nguyên lương trong ngày này không?
Pháp luật
Điều dưỡng muốn bảo lưu kết quả thực hành thực hiện như thế nào? Thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề đối với điều dưỡng là bao lâu?
Pháp luật
Sinh viên ngành điều dưỡng có giảm học phí hay không? Nếu có thì mức giảm học phí được quy định thế nào?
Pháp luật
Viên chức có trình độ tiến sĩ được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp điều dưỡng sau khi hết thời gian tập sự được hưởng mức lương bao nhiêu?
Pháp luật
Làm điều dưỡng tại phòng khám tư trên 12 tháng liên tục có được cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng không?
Pháp luật
Điều dưỡng trưởng khoa có trách nhiệm đến thăm buồng của người bệnh hằng ngày hay không? Trưởng khoa lâm sàng có trách nhiệm gì khi thực hiện các hoạt động điều dưỡng?
Pháp luật
Phòng điều dưỡng của bệnh viện có thực hiện các hoạt động liên quan đến đào tạo và nghiên cứu khoa học hay không?
Pháp luật
Hội đồng điều dưỡng trong bệnh viện do ai ra quyết định thành lập? Có trực tiếp xây dựng tài liệu chuyên môn cho hoạt động điều dưỡng hay không?
Pháp luật
Các can thiệp chăm sóc điều dưỡng có bao gồm việc tiến hành chăm sóc hô hấp cho người bệnh hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều dưỡng hạng IV
3,017 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điều dưỡng hạng IV Điều dưỡng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào