Thời gian nghỉ của lao động nữ trong chu kỳ hành kinh theo quy định hiện hành là bao nhiêu? Lao động nữ trong chu kỳ kinh nguyệt không có nhu cầu nghỉ có được tính là làm thêm giờ không?
- Thời gian nghỉ của lao động nữ trong chu kỳ hành kinh được quy định như thế nào?
- Người sử dụng lao động không cho lao động nữ trong chu kỳ kinh nguyệt nghỉ theo quy định của pháp luật bị phạt bao nhiêu?
- Doanh nghiệp không cho lao động nữ trong chu kỳ kinh nguyệt nghỉ theo thời gian quy định có phải trả lương tương ứng với thời gian này không?
- Lao động nữ trong chu kỳ kinh nguyệt không có nhu cầu nghỉ có được tính là làm thêm giờ không?
Thời gian nghỉ của lao động nữ trong chu kỳ hành kinh được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Bảo vệ thai sản
...
4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Chiếu theo quy định này, lao động nữ trong chu kỳ kinh nguyệt được nghỉ mỗi ngày 30 phút trong thời gian làm việc.
Đồng thời, thời gian nghỉ này vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Lao động nữ trong thời gian hành kinh (hình từ Internet)
Người sử dụng lao động không cho lao động nữ trong chu kỳ kinh nguyệt nghỉ theo quy định của pháp luật bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
...
d) Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;
...
Theo đó, người sử dụng lao động không cho lao động nữ trong chu kỳ kinh nguyệt nghỉ theo quy định của pháp luật bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Lưu ý mức xử phạt hành chính trên là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân không cho lao động nữ trong chu kỳ kinh nguyệt nghỉ theo quy định của pháp luật.
Đối với tổ chức mức phạt sẽ nhân hai (theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Doanh nghiệp không cho lao động nữ trong chu kỳ kinh nguyệt nghỉ theo thời gian quy định có phải trả lương tương ứng với thời gian này không?
Căn cứ khoản 3 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian người lao động nữ không được nghỉ trong thời gian hành kinh theo quy định của pháp luật khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian người lao động nữ không được nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 2 Điều này.
Theo quy định này, doanh nghiệp buộc phải trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian người lao động nữ không được nghỉ trong thời gian hành kinh.
Lao động nữ trong chu kỳ kinh nguyệt không có nhu cầu nghỉ có được tính là làm thêm giờ không?
Căn cứ Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
...
3. Nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ:
a) Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động;
b) Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
c) Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.
Theo đó, nếu lao động nữ trong chu kỳ kinh nguyệt không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ.
Tuy nhiên, thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ bao gồm các loại giấy tờ nào?
- Mẫu Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên mới nhất? Tải về Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên của chi bộ?
- Mẫu Đơn đề nghị học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Cổ đông sáng lập của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là cổ đông như thế nào? Điều kiện đối với cổ đông sáng lập?
- Mẫu thông báo sửa chữa, bổ sung bản án hình sự mới nhất là mẫu nào? Tải về và hướng dẫn viết mẫu?