Thời gian lưu trữ và duy trì hệ thống dữ liệu thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm của cơ sở có quy định tối thiểu là bao lâu sẽ đến hạn?
- Những trường hợp nào phải truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn?
- Các giấy tờ nào có giá trị chứng nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm thực phẩm?
- Thời gian lưu trữ và duy trì hệ thống dữ liệu thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm của cơ sở có quy định tối thiểu là bao lâu sẽ đến hạn?
Những trường hợp nào phải truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 25/2019/TT-BYT quy định những trường hợp truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn như sau:
"Điều 6. Các trường hợp truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm phải thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn ngay khi tự phát hiện hoặc nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân về sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn của cơ sở.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm phải thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm không bảo đảm an toàn khi có yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền."
Các giấy tờ nào có giá trị chứng nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm thực phẩm?
Hiện nay pháp luật không liệt kê rõ những giấy tờ để chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Tuy nhiên, việc thực hiện việc truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm không bảo đảm an toàn có quy định tại Điều 35 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:
"Điều 35. Thực hiện việc truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm không bảo đảm an toàn
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm phải lưu trữ các thông tin liên quan đến nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm và khách hàng trong trường hợp khách hàng đã mua sản phẩm đó thông qua hợp đồng, sổ sách ghi chép hoặc các phương thức khác để phục vụ việc truy xuất nguồn gốc. Các thông tin phục vụ truy xuất nguồn gốc bao gồm:
a) Tên, chủng loại sản phẩm đã mua, đã bán;
b) Ngày, tháng, năm, số lượng, khối lượng, số lô, số mẻ của sản phẩm (nếu có) đã mua, bán.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý."
Đồng thời, về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế được hướng dẫn bởi Thông tư 25/2019/TT-BYT.
Anh xem các quy định này để thực hiện lưu giữ sổ sách, giấy tờ để chứng minh nguồn gốc xuất xứ thực phẩm.
Các giấy tờ có giá trị chứng nhận nguồn gốc thực phẩm? Và việc truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm không bảo đảm an toàn?
Thời gian lưu trữ và duy trì hệ thống dữ liệu thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm của cơ sở có quy định tối thiểu là bao lâu sẽ đến hạn?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 25/2019/TT-BYT quy định trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm như sau:
"Điều 7. Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm
1. Thiết lập hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm, lưu giữ đầy đủ thông tin về lô sản phẩm thực phẩm, nguồn gốc, xuất xứ, an toàn sản phẩm, nguyên liệu, quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh sản phẩm thực phẩm theo quy định tại các Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này.
2. Lưu trữ và duy trì hệ thống dữ liệu thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm của cơ sở trong thời gian tối thiểu là 12 (mười hai) tháng kể từ ngày hết hạn sử dụng của lô sản phẩm, 24 tháng kể từ ngày sản xuất lô sản phẩm đối với dụng cụ, vật liệu chứa đựng, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và sản phẩm thực phẩm không yêu cầu bắt buộc ghi hạn sử dụng.
3. Phải thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này và gửi báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm về cơ quan có thẩm quyền tối đa 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi tự phát hiện hoặc nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu truy xuất của cơ quan có thẩm quyền. Báo cáo có đầy đủ thông tin theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này.
4. Phân tích, xác định nguyên nhân gây mất an toàn đối với lô sản phẩm thực phẩm phải truy xuất. Trường hợp sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn phải được thu hồi và xử lý theo đúng quy định pháp luật.
5. Việc áp dụng hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm theo mã nhận diện sản phẩm được thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền."
Theo đó, về thời gian lưu trữ và duy trì hệ thống dữ liệu thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm của cơ sở tối thiểu là 12 (mười hai) tháng kể từ ngày hết hạn sử dụng của lô sản phẩm.
Trong 24 tháng kể từ ngày sản xuất lô sản phẩm đối với dụng cụ, vật liệu chứa đựng, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và sản phẩm thực phẩm không yêu cầu bắt buộc ghi hạn sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?