Thời gian kiểm tra hoạt động đấu thầu trực tiếp tại cơ sở là mấy ngày? Các bước kiểm tra hoạt động đấu thầu theo phương thức báo cáo bằng văn bản?
Thời gian kiểm tra hoạt động đấu thầu trực tiếp tại cơ sở là mấy ngày?
Theo Điều 120 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định thời gian và kinh phí kiểm tra hoạt động đấu thầu như sau:
Thời gian và kinh phí kiểm tra hoạt động đấu thầu
1. Thời gian kiểm tra hoạt động đấu thầu:
a) Thời gian kiểm tra trực tiếp tại cơ sở tối đa là 07 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này. Trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra trực tiếp, đoàn kiểm tra phải có báo cáo kiểm tra. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt kết luận kiểm tra trong thời hạn tối đa 20 ngày kể từ ngày đoàn kiểm tra trình dự thảo kết luận kiểm tra;
b) Trường hợp cuộc kiểm tra có nội dung phức tạp và liên quan đến nhiều đơn vị được kiểm tra thì thời gian kiểm tra trực tiếp tại cơ sở tối đa là 15 ngày kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra. Trong thời hạn tối đa 40 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra trực tiếp, đoàn kiểm tra phải có báo cáo kiểm tra. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt kết luận kiểm tra trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày đoàn kiểm tra trình dự thảo kết luận kiểm tra.
2. Kinh phí thực hiện kiểm tra:
a) Kinh phí thực hiện kiểm tra được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của đơn vị chủ trì kiểm tra hoạt động đấu thầu thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Sở Kế hoạch và Đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn;
b) Doanh nghiệp nhà nước tự bố trí kinh phí thực hiện kiểm tra.
Như vậy, thời gian kiểm tra trực tiếp tại cơ sở tối đa là 07 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra. Trường hợp cuộc kiểm tra có nội dung phức tạp và liên quan đến nhiều đơn vị được kiểm tra thì thời gian kiểm tra trực tiếp tại cơ sở tối đa là 15 ngày kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra.
Thời gian kiểm tra hoạt động đấu thầu trực tiếp tại cơ sở là mấy ngày? Các bước kiểm tra hoạt động đấu thầu theo phương thức báo cáo bằng văn bản? (Hình từ Internet)
Tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 117 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức kiểm tra như sau:
Nguyên tắc tổ chức kiểm tra
1. Tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, minh bạch và kịp thời.
2. Công tâm, khách quan, không gây khó khăn cho đơn vị được kiểm tra; tuân thủ các quy định về phòng, chống tham nhũng.
3. Tiến hành độc lập nhưng có sự phối hợp và phân định rõ thẩm quyền giữa các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
4. Không chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đơn vị được kiểm tra, nội dung và thời gian kiểm tra giữa các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
5. Trường hợp có sự trùng lặp về đơn vị được kiểm tra thì ưu tiên thực hiện kiểm tra của cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc cơ quan cấp trên.
Như vậy, tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo nguyên tắc sau:
[1] Tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, minh bạch và kịp thời.
[2] Công tâm, khách quan, không gây khó khăn cho đơn vị được kiểm tra; tuân thủ các quy định về phòng, chống tham nhũng.
[3] Tiến hành độc lập nhưng có sự phối hợp và phân định rõ thẩm quyền giữa các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
[4] Không chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đơn vị được kiểm tra, nội dung và thời gian kiểm tra giữa các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
[5] Trường hợp có sự trùng lặp về đơn vị được kiểm tra thì ưu tiên thực hiện kiểm tra của cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc cơ quan cấp trên.
Quy trình kiểm tra hoạt động đấu thầu theo phương thức báo cáo bằng văn bản như thế nào?
Căn cứ theo Điều 122 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, thì quy trình kiểm tra hoạt động đấu thầu theo phương thức báo cáo bằng văn bản như sau:
Bước 1: Chuẩn bị kiểm tra:
Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hoặc đoàn kiểm tra do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thành lập yêu cầu đơn vị được kiểm tra báo cáo tình hình thực hiện trách nhiệm quản lý về đấu thầu hoặc tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu gồm các nội dung sau:
- Mục đích, yêu cầu báo cáo;
- Phạm vi và nội dung báo cáo;
- Đề cương yêu cầu báo cáo;
- Thời hạn nộp báo cáo của đơn vị được kiểm tra;
- Trách nhiệm của đơn vị được kiểm tra;
- Các nội dung khác có liên quan.
Bước 2: Tổ chức kiểm tra:
- Căn cứ báo cáo của đơn vị được kiểm tra, đơn vị chủ trì kiểm tra thực hiện thu thập, nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thông tin, bao gồm cả các thông tin quy định tại khoản 1 Điều 124 Nghị định 24/2024/NĐ-CP đối với đơn vị được kiểm tra; tài liệu liên quan đến nội dung yêu cầu báo cáo; tiến hành xác minh các thông tin, tài liệu khi cần thiết; trong quá trình kiểm tra, đơn vị chủ trì kiểm tra có thể trao đổi với đơn vị được kiểm tra (nếu cần thiết);
- Đơn vị chủ trì kiểm tra tổ chức xây dựng dự thảo báo cáo kiểm tra trong đó đề xuất biện pháp xử lý đối với các vấn đề phát hiện được trong quá trình kiểm tra.
Bước 3: Kết luận kiểm tra và theo dõi việc thực hiện kết luận kiểm tra được thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 121 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?