Thời gian học tập trong chương trình đào tạo của trường trung cấp nghề được quy ra đơn vị tín chỉ để làm gì và được quy đổi như thế nào?

Thời gian học lý thuyết và thời gian thực hành trong chương trình đào tạo của trường trung cấp nghề phải đảm bảo tỷ lệ như thế nào? Thời gian học tập trong chương trình đào tạo của trường trung cấp nghề được quy ra đơn vị tín chỉ để làm gì và được quy đổi như thế nào? Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Thanh Vân ở Long An.

Thời gian học tập trong chương trình đào tạo của trường trung cấp nghề được quy ra đơn vị tín chỉ để làm gì và được quy đổi như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH quy định cụ thể:

Thời gian khóa học và đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo
...
2. Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo
Thời gian học tập tính theo giờ và được quy ra đơn vị tín chỉ để xác định khối lượng học tập tối thiểu đối với từng cấp trình độ đào tạo. Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo được tính quy đổi như sau:
a) Một tín chỉ được quy định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn hoặc bằng 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận và 15 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn hoặc bằng 45 giờ thực tập tại cơ sở, làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Thời gian tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn là điều kiện để người học tiếp thu kiến thức, kỹ năng nhưng không tính quy đổi ra giờ tín chỉ trong chương trình.
b) Một giờ học thực hành/tích hợp là 60 phút; một giờ học lý thuyết là 45 phút.
c) Một ngày học thực hành/tích hợp không quá 8 giờ; một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ.
d) Mỗi tuần học không quá 40 giờ thực hành/tích hợp hoặc 30 giờ lý thuyết.
đ) Thời gian khóa học đối với chương trình đào tạo các ngành, nghề thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao có tính chất đặc thù do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất quy định.

Theo đó, thời gian học tập trong chương trình đào tạo của trường trung cấp nghề tính theo giờ và được quy ra đơn vị tín chỉ để xác định khối lượng học tập tối thiểu đối với từng cấp trình độ đào tạo.

Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo được tính quy đổi như sau:

- Một tín chỉ được quy định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn hoặc bằng 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận và 15 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn hoặc bằng 45 giờ thực tập tại cơ sở, làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án, khóa luận tốt nghiệp.

Thời gian tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn là điều kiện để người học tiếp thu kiến thức, kỹ năng nhưng không tính quy đổi ra giờ tín chỉ trong chương trình.

- Một giờ học thực hành/tích hợp là 60 phút; một giờ học lý thuyết là 45 phút.

- Một ngày học thực hành/tích hợp không quá 8 giờ; một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ.

- Mỗi tuần học không quá 40 giờ thực hành/tích hợp hoặc 30 giờ lý thuyết.

- Thời gian khóa học đối với chương trình đào tạo các ngành, nghề thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao có tính chất đặc thù do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất quy định.

Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo của trường trung cấp nghề (Hình từ Internet)

Thời gian học lý thuyết và thời gian thực hành trong chương trình đào tạo của trường trung cấp nghề phải đảm bảo tỷ lệ như thế nào?

Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH quy định cụ thể:

Thời gian khóa học và đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo
1. Thời gian khóa học được tính theo năm học, kỳ học và theo tuần.
...
c) Thời gian học lý thuyết và thời gian thực hành, thực tập, thí nghiệm tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ sau:
Đối với trình độ trung cấp: lý thuyết chiếm từ 25% - 45%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 55% - 75%.
...

Như vậy, đối với trình độ trung cấp: lý thuyết chiếm từ 25% - 45%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 55% - 75%.

Cấu trúc chương trình đào tạo của trường trung cấp nghề theo từng ngành, nghề được thiết kế bao gồm những gì?

Tại Điều 4 Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH quy định cụ thể:

Cấu trúc của chương trình đào tạo
Cấu trúc chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề được thiết kế gồm:
1. Tên ngành, nghề đào tạo;
2. Mã ngành, nghề;
3. Trình độ đào tạo;
4. Đối tượng tuyển sinh;
5. Thời gian đào tạo;
6. Mục tiêu đào tạo;
7. Thời gian khóa học;
8. Khối lượng kiến thức toàn khóa học;
9. Danh mục và thời lượng các môn học, mô đun;
10. Chương trình chi tiết các môn học, mô đun;
11. Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo.

Như vậy, cấu trúc chương trình đào tạo của trường trung cấp nghề theo từng ngành, nghề được thiết kế bao gồm:

- Tên ngành, nghề đào tạo;

- Mã ngành, nghề;

- Trình độ đào tạo;

- Đối tượng tuyển sinh;

- Thời gian đào tạo;

- Mục tiêu đào tạo;

- Thời gian khóa học;

- Khối lượng kiến thức toàn khóa học;

- Danh mục và thời lượng các môn học, mô đun;

- Chương trình chi tiết các môn học, mô đun;

- Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo.

Trung cấp nghề
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thí sinh trúng tuyển nộp hồ sơ đào tạo trình độ trung cấp nghề theo phương thức tích lũy tín chỉ cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Pháp luật
Gian lận hồ sơ để được cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận trường chất lượng cao thì trường trung cấp nghề bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề thì có tương đương với tốt nghiệp trung học phổ thông không?
Pháp luật
Không đề nghị thành lập hội đồng trường thì trường trung cấp nghề bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Pháp luật
Ban Chủ nhiệm chương trình đào tạo của trường trung cấp nghề bao gồm những ai và Ban Chủ nhiệm do ai thành lập?
Pháp luật
Thời gian học tập trong chương trình đào tạo của trường trung cấp nghề được quy ra đơn vị tín chỉ để làm gì và được quy đổi như thế nào?
Pháp luật
Quy trình xây dựng chương trình đào tạo của trường trung cấp nghề được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Thời gian khóa học theo tích lũy mô đun trong chương trình đào tạo của trường trung cấp nghề là thời gian gì?
Pháp luật
Cấu trúc của giáo trình đào tạo tại trường trung cấp nghề bao gồm những gì và được thiết kế như thế nào?
Pháp luật
Tổ biên soạn chương trình đào tạo của trường trung cấp nghề do ai thành lập và chịu trách nhiệm về nội dung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trung cấp nghề
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
4,826 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trung cấp nghề

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trung cấp nghề

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào