Thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp ở công ty cũ có được cộng dồn vào tổng thời gian đóng bảo hiểm hay không?
Thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp ở công ty cũ có được cộng dồn hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm 2013 về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp có nội dung như sau:
“Điều 45. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.”
Theo đó, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Do đó, trường hợp của bạn; bạn làm việc tại công ty đầu tiên được đóng bảo hiểm xã hội 2 năm, nhưng bạn chưa nhận bảo hiểm thất nghiệp. Sau đó đến làm việc tại công ty khác, dự tính đến cuối tháng này bạn nghỉ việc.
Vì vậy, trường hợp nếu bạn nghỉ việc thì thời gian các tháng trước đó đã đóng bảo hiểm thất nghiệp ở công ty cũ sẽ được bảo lưu và cộng dồn vào công ty mới khi bạn đủ điều kiện.
Thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp ở công ty cũ có được cộng dồn vào tổng thời gian đóng bảo hiểm hay không? (Hình từ internet)
Số tháng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp sau khi đã đóng 2 năm 11 tháng bảo hiểm được tính thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định về mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp:
“Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.”
Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn thì tổng thời gian tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp của bạn ở công ty cũ và công ty mới là 2 năm 11 tháng (35 tháng) nên bạn sẽ được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiêp.
Tuy nhiên trường hợp của bạn để đạt điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải có thời gian làm việc đủ 12 tháng trong vòng 24 tháng trước khi nghỉ việc theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Việc làm 2013, nội dung cụ thể như sau:
“Điều 49. Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
...
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;”
Như vậy trong trường hợp của bạn trong thời gian 24 tháng trước khi nghỉ việc chỉ mới đóng được 11 tháng bảo hiểm thì sẽ không đủ điều kiện để nhận trợ cấp thất nghiệp.
Để hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi thất nghiệp thì phải làm các thủ tục gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 53 Luật Việc làm 2013 thì:
“Điều 52. Thông báo về việc tìm kiếm việc làm
1. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
b) Trường hợp bất khả kháng.
….
Điều 53. Tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này”.
Theo quy định trên, hàng tháng người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp phải đến khai báo quá trình tìm kiếm việc làm, trừ một số trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 52 như trên
Nếu bạn không đến khai báo thì tháng đó, bạn sẽ bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Đồng thời nếu bạn làm đúng và đủ thủ tục theo quy định sẽ được hưởng các chế độ bảo hiểm được quy định tại Điều 42 Luật Việc làm 2013, cụ thể gồm:
- Trợ cấp thất nghiệp.
- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
- Hỗ trợ Học nghề.
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?
- Ý nghĩa của ngày 23 tháng chạp? 23 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 23 tháng chạp âm lịch là ngày gì?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách mới nhất? Tải về mẫu phiếu?
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?