Thời gian công tác thực tế để tham dự kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế được tính như thế nào?
- Dịch vụ làm thủ tục về thuế bao gồm những loại dịch vụ nào?
- Thời gian công tác thực tế để tham dự kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế được tính như thế nào?
- Người tham gia dự thi chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế theo hình thức thi trên máy tính thì có thời gian làm bài bao lâu?
Dịch vụ làm thủ tục về thuế bao gồm những loại dịch vụ nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 10/2021/TT-BTC quy định về dịch vụ làm thủ tục về thuế như sau:
Giải thích từ ngữ
Một số từ ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:
1. Đại lý thuế là doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.
2. Dịch vụ làm thủ tục về thuế là hoạt động của đại lý thuế, thực hiện các dịch vụ quy định tại khoản 1, Điều 104 Luật Quản lý thuế theo hợp đồng dịch vụ đã ký kết với người nộp thuế. Trong đó, các dịch vụ quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 104 Luật Quản lý thuế gọi là dịch vụ về thuế; dịch vụ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 104 Luật Quản lý thuế gọi là dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ.
3. Nhân viên đại lý thuế là người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế do Tổng cục Thuế cấp, làm việc tại đại lý thuế và được Cục Thuế thông báo đủ điều kiện hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.
Dịch vụ làm thủ tục về thuế do Đại lý thuế cung cấp bao gồm một số dịch vụ quy định tại Điều 104 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
(1) Thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, lập hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và các thủ tục về thuế khác thay người nộp thuế;
(2) Dịch vụ tư vấn thuế;
(3) Dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại Điều 150 Luật Quản lý thuế 2019. Doanh nghiệp siêu nhỏ được xác định theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nhân viên đại lý thuế là người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế do Tổng cục Thuế cấp, làm việc tại đại lý thuế và được Cục Thuế thông báo đủ điều kiện hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.
Thời gian công tác thực tế để tham dự kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế được tính như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời gian công tác thực tế để tham dự kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế được tính như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 10/2021/TT-BTC quy định về điều kiện dự thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế như sau:
Điều kiện dự thi
Người dự thi lấy chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế là người Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam từ 12 tháng trở lên, phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
2. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc ngành, chuyên ngành kinh tế, thuế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành khác mà có tổng số đơn vị học trình hoặc tín chỉ hoặc tiết học của các môn học kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế, phân tích hoạt động tài chính từ 7% trở lên trên tổng số học trình hoặc tín chỉ hoặc tiết học cả khóa học;
3. Có thời gian công tác thực tế về thuế, tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên. Thời gian công tác thực tế được tính cộng dồn từ thời gian tốt nghiệp ghi trên bằng đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi;
4. Nộp đầy đủ hồ sơ dự thi, chi phí dự thi theo quy định.
Theo quy định này, khoảng thời gian công tác thực tế để đủ điều kiện tham dự kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề làm thủ tục về thuế được tính từ cộng dồn từ thời gian tốt nghiệp ghi trên bằng đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi.
Như vậy, chị cần căn cứ vào thời gian được ghi trên bằng tốt nghiệp của mình để xác định thời gian thử việc của chị có được tính vào thời gian công tác thực tế hay không.
Người tham gia dự thi chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế theo hình thức thi trên máy tính thì có thời gian làm bài bao lâu?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 10/2021/TT-BTC quy định về nội dung thi chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế như sau:
Nội dung và hình thức thi
1. Nội dung thi lấy chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế gồm:
a) Môn pháp luật về thuế.
Nội dung môn thi pháp luật về thuế bao gồm: Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành về quản lý thuế, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên, các loại thuế khác; phí và lệ phí thuộc Ngân sách nhà nước.
b) Môn kế toán.
Nội dung môn thi kế toán bao gồm: Luật Kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác về kế toán.
2. Hình thức thi: Bài thi được thực hiện trên giấy hoặc trên máy tính dưới hình thức thi viết hoặc thi trắc nghiệm; thời gian cho mỗi môn thi tùy thuộc vào hình thức thi, từ 60 phút đến 180 phút.
3. Ngôn ngữ sử dụng trong các kỳ thi là tiếng Việt.
Hiện tại, pháp luật không quy định cụ thể thời gian thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế cho từng hình thức thi (trên máy tính, thi viết), thời gian tối thiểu để thí sinh hoàn thành bài thi là từ 60 phút đến 180 phút.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?