Thời gian công tác của Trưởng Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội thuộc bảo hiểm xã hội tỉnh tối đa mấy năm?
Người có trình độ cao đẳng có được bổ nhiệm trở thành Trưởng Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội thuộc bảo hiểm xã hội tỉnh?
Trưởng Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội thuộc bảo hiểm xã hội tỉnh (Hình từ Innternet)
Theo điểm a khoản 1 Điều 9 Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm chức danh công chức lãnh đạo, viên chức quản lý thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 189/QĐ-BHXH năm 2023 như sau:
Chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng phòng nghiệp vụ
1. Trình độ.
a) Chuyên môn nghiệp vụ: Có trình độ đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí được bổ nhiệm.
b) Lý luận chính trị: Có bằng trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên.
c) Quản lý Nhà nước: Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước chương trình ngạch chuyên viên và tương đương trở lên.
2. Năng lực
a) Có tư duy đổi mới, phương pháp làm việc khoa học; Có khả năng phát hiện những vấn đề mới và những hạn chế, bất cập trong thực tiễn; mạnh dạn đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả để phát huy, thúc đẩy hoặc tháo gỡ; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
b) Có năng lực quản lý, điều hành hoạt động của Phòng nghiệp vụ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao;
c) Có khả năng soạn thảo và xử lý văn bản; nghiên cứu, đề xuất và tham mưu giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh xây dựng các văn bản hướng dẫn; xây dựng, đề xuất các chương trình, kế hoạch hoạt động thực hiện nhiệm vụ của Phòng và hoạt động chung của Bảo hiểm xã hội tỉnh;
d) Có khả năng đánh giá tổng kết thực tiễn, phân tích, dự báo tình hình để tham mưu giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu xây dựng hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy về lĩnh vực được phân công;
đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số (đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số) theo yêu cầu chức danh, vị trí việc làm được bổ nhiệm.
e) Có khả năng quy tụ viên chức, người lao động; được công chức, viên chức, người lao động tín nhiệm.
...
Theo đó, Trưởng Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội thuộc bảo hiểm xã hội tỉnh phải có trình độ đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí được bổ nhiệm.
Như vậy, người có trình độ cao đẳng chưa đủ điều kiện được bổ nhiệm trở thành Trưởng Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội thuộc bảo hiểm xã hội tỉnh.
Thời gian công tác của Trưởng Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội thuộc bảo hiểm xã hội tỉnh tối đa mấy năm?
Theo điểm a khoản 3 Điều 9 Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm chức danh công chức lãnh đạo, viên chức quản lý thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 189/QĐ-BHXH năm 2023 như sau:
Chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng phòng nghiệp vụ
...
3. Điều kiện
a) Đã có thời gian công tác từ đủ 05 năm trở lên đối với chức danh Trưởng phòng, từ đủ 03 năm trở lên đối với chức danh Phó Trưởng phòng (không kể thời gian tập sự), trong đó có thâm niên công tác trong Ngành ít nhất 03 năm. Trường hợp tiếp nhận ngoài Ngành (bao gồm trường hợp có thời gian công tác trong Ngành dưới 03 năm) có ngành hoặc chuyên ngành đào tạo và vị trí việc làm phù hợp thì không tính thời gian công tác trong Ngành.
...
Có thể thấy rằng, Trưởng Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội thuộc bảo hiểm xã hội tỉnh phải có thời gian công tác từ đủ 05 (không kể thời gian tập sự), trong đó có thâm niên công tác trong Ngành ít nhất 03 năm.
Trường hợp tiếp nhận ngoài Ngành (bao gồm trường hợp có thời gian công tác trong Ngành dưới 03 năm) có ngành hoặc chuyên ngành đào tạo và vị trí việc làm phù hợp thì không tính thời gian công tác trong Ngành.
Như vậy, theo quy định trên thì không có quy định về thời gian công tác tối đa trong bao nhiêu năm. Trưởng phòng chỉ cần đáp ứng điều kiện về thời gian công tác từ đủ 05 năm trở lên là được.
Trưởng Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội thuộc bảo hiểm xã hội tỉnh do ai bổ nhiệm?
Về người bổ nhiệm, căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Quyết định 2356/QĐ-BHXH năm 2022 có quy định:
Chế độ quản lý, chế độ làm việc và trách nhiệm của Trưởng phòng nghiệp vụ, Chánh Văn phòng thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh
1. Chế độ quản lý:
Phòng, Văn phòng chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Phòng, Văn phòng do Trưởng phòng, Chánh Văn phòng quản lý, điều hành theo chế độ thủ trưởng; giúp Trưởng phòng, Chánh Văn phòng có các Phó Trưởng phòng, Phó Chánh Văn phòng.
Trưởng phòng, Chánh Văn phòng, Phó Trưởng phòng, Phó Chánh Văn phòng thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật theo quy trình và phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Số lượng Phó Trưởng phòng, Phó Chánh Văn phòng thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh được quy định tại văn bản về cơ cấu viên chức quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhưng đảm bảo không vượt quá số lượng quy định tại Nghị định của Chính phủ về cơ quan thuộc Chính phủ.
...
Như vậy, Trưởng Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật theo quy trình và phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?