Thời điểm tính thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định là khi nào?
Thời điểm tính thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định là khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 35 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thời điểm tính thuế, tỷ giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
Thời điểm tính thuế, tỷ giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
1. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp (trong thời hạn hiệu lực của Quyết định áp dụng của Bộ trưởng Bộ Công Thương) là ngày đăng ký tờ khai hải quan. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo mức thuế, trị giá tính thuế và tỷ giá tính thuế tại thời điểm tính thuế.
Trường hợp người nộp thuế kê khai, tính thuế trên tờ khai hải quan giấy trước ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng có tỷ giá khác với tỷ giá áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thì cơ quan hải quan thực hiện tính lại số thuế phải nộp theo tỷ giá được áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai.
2. Tỷ giá tính thuế thực hiện theo quy định tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP .
a) Tổng cục Hải quan phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam để cập nhật tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính tại thời điểm cuối ngày của ngày thứ năm hoặc tỷ giá cuối ngày của ngày làm việc liền kề trước ngày thứ năm trong trường hợp ngày thứ năm là ngày lễ, ngày nghỉ; công bố tỷ giá này trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan và cập nhật vào Hệ thống dữ liệu hải quan điện tử để áp dụng xác định tỷ giá tính thuế cho các tờ khai hải quan đăng ký trong tuần sau liền kề;
...
Như vậy, theo quy định, thời điểm tính thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Thời điểm tính thuế chống trợ cấp đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định là khi nào? (Hình từ Internet)
Việc tính thuế chống trợ cấp đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 39 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) quy định về thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp như sau:
Thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
1. Căn cứ tính thuế:
a) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp;
b) Trị giá tính thuế nhập khẩu của từng mặt hàng nhập khẩu áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp;
c) Mức thuế từng mặt hàng theo quy định của Bộ Công Thương.
2. Phương pháp tính thuế:
a) Trường hợp tính theo tỷ lệ phần trăm
Số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp phải nộp = Số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp x Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa x Thuế suất thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp.
...
Như vậy, theo quy định, căn cứ tính thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm:
(1) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp;
(2) Trị giá tính thuế nhập khẩu của từng mặt hàng nhập khẩu áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp;
(3) Mức thuế từng mặt hàng theo quy định của Bộ Công Thương.
Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là bao lâu?
Căn cứ khoản 3 Điều 13 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về thuế chống trợ cấp như sau:
Thuế chống trợ cấp
1. Điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp:
a) Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định pháp luật;
b) Hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
2. Nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp:
a) Thuế chống trợ cấp chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;
b) Việc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật;
c) Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam;
d) Việc áp dụng thuế chống trợ cấp không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước.
3. Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có thể được gia hạn.
Như vậy, theo quy định, thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực.
Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có thể được gia hạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?