Thời điểm mở tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ ở nước ngoài của tổ chức phát hành là khi nào?
Tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ ở nước ngoài là gì?
Tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ ở nước ngoài là gì? (Hình từ Internet)
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 3 Thông tư 39/2015/TT-NHNN quy định như sau:
3. “Tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ” là tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của tổ chức phát hành mở tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến hoạt động phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ ở nước ngoài.
4. “Phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ ở nước ngoài” là việc tổ chức phát hành chào bán chứng khoán ở nước ngoài dưới hình thức phát hành cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các loại chứng khoán khác bằng ngoại tệ ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Theo đó, phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ ở nước ngoài được hiểu là tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của tổ chức phát hành mở tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam dễ thực hiện chào bán chứng khoán ở nước ngoài dưới hình thức phát hành cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các loại chứng khoán khác bằng ngoại tệ ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Thời điểm mở tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ ở nước ngoài của tổ chức phát hành là khi nào?
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 39/2015/TT-NHNN quy định như sau:
Mở, đóng tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ
1. Trước khi gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán tại nước ngoài cho mỗi lần đăng ký chào bán, tổ chức phát hành phải mở tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối để thực hiện các nội dung thu, chi theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
2. Trường hợp thay đổi tổ chức tín dụng được phép mở tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ, tổ chức phát hành phải đóng tài khoản đã mở, chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản này sang tài khoản mở tại tổ chức tín dụng được phép khác.
3. Thủ tục mở, đóng tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì trước khi gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán tại nước ngoài cho mỗi lần đăng ký chào bán, tổ chức phát hành phải mở tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối để thực hiện các nội dung thu, chi theo quy định.
Được phép sử dụng tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ ở nước ngoài cho giao dịch thu chi nào?
Theo Điều 7 Thông tư 39/2015/TT-NHNN quy định như sau:
Sử dụng tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ
Tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ được sử dụng để thực hiện các giao dịch thu, chi bằng ngoại tệ sau đây:
1. Thu:
a) Thu ngoại tệ từ việc phát hành chứng khoán ở nước ngoài;
b) Thu ngoại tệ mua từ các tổ chức tín dụng được phép và thu ngoại tệ chuyển khoản từ tài khoản thanh toán khác bằng ngoại tệ của chính tổ chức phát hành để thực hiện các giao dịch chi theo quy định tại điểm c, d, đ khoản 2 Điều này;
c) Các giao dịch thu chuyển khoản hợp pháp khác liên quan đến hoạt động phát hành chứng khoán ở nước ngoài.
2. Chi:
a) Chi bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng được phép;
b) Chi chuyển sang tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của chính tổ chức phát hành mở tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện phương án sử dụng vốn huy động từ đợt chào bán chứng khoán tại nước ngoài;
c) Chi trả cổ tức cho cổ đông ở nước ngoài và thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành ở nước sở tại;
d) Chi mua lại chứng khoán của chính mình phát hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về chứng khoán của Việt Nam và nước sở tại;
đ) Chi thanh toán các chi phí liên quan đến việc phát hành chứng khoán ở nước ngoài.
Theo đó, tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ được sử dụng để thực hiện các giao dịch thu, chi bằng ngoại tệ ở nước ngoài sau đây:
(1) Giao dịch thu:
– Thu ngoại tệ từ việc phát hành chứng khoán ở nước ngoài;
– Thu ngoại tệ mua từ các tổ chức tín dụng được phép và thu ngoại tệ chuyển khoản từ tài khoản thanh toán khác bằng ngoại tệ của chính tổ chức phát hành để thực hiện các giao dịch chi theo quy định tại điểm c, d, đ khoản 2 Điều này;
– Các giao dịch thu chuyển khoản hợp pháp khác liên quan đến hoạt động phát hành chứng khoán ở nước ngoài.
(2) Giao dịch chi:
– Chi bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng được phép;
– Chi chuyển sang tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của chính tổ chức phát hành mở tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện phương án sử dụng vốn huy động từ đợt chào bán chứng khoán tại nước ngoài;
– Chi trả cổ tức cho cổ đông ở nước ngoài và thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành ở nước sở tại;
– Chi mua lại chứng khoán của chính mình phát hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về chứng khoán của Việt Nam và nước sở tại;
– Chi thanh toán các chi phí liên quan đến việc phát hành chứng khoán ở nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?