Thời điểm lập hóa đơn đối với tổ chức kinh doanh bất động sản chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng là khi nào?
Thời điểm lập hóa đơn đối với tổ chức kinh doanh bất động sản chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng là khi nào?
Thời điểm lập hóa đơn đối với tổ chức kinh doanh bất động sản chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng được quy định tại điểm d khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Thời điểm lập hóa đơn
...
4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:
d) Đối với tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng:
d.1) Trường hợp chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì thời điểm lập hóa đơn là ngày thu tiền hoặc theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng.
d.2) Trường hợp đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
đ) Thời điểm lập hóa đơn đối với các trường hợp tổ chức kinh doanh mua dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế chậm nhất không quá 05 ngày kế tiếp kể từ ngày chứng từ dich vụ vận tải hàng không xuất ra trên hệ thống website và hệ thống thương mại điện tử.
...
Theo đó, thời điểm lập hóa đơn đối với tổ chức kinh doanh bất động sản chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng được quy định như sau:
Trường hợp có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì thời điểm lập hóa đơn là ngày thu tiền hoặc theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng.
Thời điểm lập hóa đơn đối với tổ chức kinh doanh bất động sản chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng là khi nào? (Hình từ Internet)
Xử lý như nào khi người bán làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập?
Xử lý mất, cháy, hỏng hóa đơn đặt in đã mua của cơ quan thuế được quy định tại Điều 28 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Xử lý mất, cháy, hỏng hóa đơn đặt in đã mua của cơ quan thuế
1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh nếu phát hiện mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo Mẫu số BC21/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này chậm nhất không quá 05 ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn. Trường hợp ngày cuối cùng (ngày thứ 05) trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó.
2. Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ người bán đã lập hóa đơn theo đúng quy định nhưng sau đó người bán hoặc người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập thì người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền), đóng dấu (nếu có) trên biên bản và người bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua. Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) của người bán kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.
...
Theo đó, trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ người bán đã lập hóa đơn theo đúng quy định nhưng sau đó người bán hoặc người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập thì người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền), đóng dấu (nếu có) trên biên bản và người bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua.
Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) của người bán kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.
Doanh nghiệp được quyền ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử cho bên thứ ba có mối quan hệ như thế nào?
Việc tiến hành ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử cho bên thứ ba được quy định tại Điều 3 Thông tư 78/2021/TT-BTC như sau:
Nguyên tắc ủy nhiệm lập hóa đơn
a) Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được quyền ủy nhiệm cho bên thứ ba là bên có quan hệ liên kết với người bán, là đối tượng đủ điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử và không thuộc trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP để lập hóa đơn điện tử cho hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ. Quan hệ liên kết được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Theo đó, Doanh nghiệp được quyền ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử cho bên thứ ba là bên có quan hệ liên kết với người bán, là đối tượng đủ điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử và không thuộc trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 18 Khẩu hiệu tuyên truyền Ngày hội Quốc phòng toàn dân và Nội dung tuyên truyền Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Đáp án cuộc thi Bảo vệ an toàn thông tin cá nhân trên môi trường số tỉnh Đồng Nai năm 2024 thế nào?
- Mẫu quyết định của đảng ủy cơ sở về chuẩn y kết quả bầu cử chi ủy, bí thư, phó bí thư chi bộ? Tải mẫu?
- Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng? Giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng thế nào?
- Làm rõ hồ sơ dự thầu phải bảo đảm không làm thay đổi nội dung gì trong phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ đối với dự án có sử dụng đất?