Thời điểm được pháp luật bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu là từ khi nào? Đã nộp hồ sơ đăng ký thì có phát sinh quyền chưa?

Công ty anh đã đăng ký nhãn hiệu hồi tháng 8/2018 và tới tận bây giờ vẫn đang trong quá trình xử lý hồ sơ của Cục sở hữu trí tuệ nhưng mà hiện tại có 2 công ty cũng đang hoạt động với cùng tên nhãn hiệu của Công ty anh và nhóm ngành liên quan gây nhầm lẫn. Vậy anh có được quyền yêu cầu họ ngưng sử dụng logo nhãn hiệu không? Hay phải đợi cấp bằng từ cục sở hữu trí tuệ mới được? Câu hỏi của anh Tuệ (Hà Nội).

Nhãn hiệu có được bảo hộ sở hữu trí tuệ hay không?

Căn cứ theo Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) có quy định:

Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

Theo đó nhãn hiệu là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Thời điểm được pháp luật bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu là từ khi nào?

Thời điểm được pháp luật bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu là từ khi nào? (Hình từ Internet)

Thời điểm được pháp luật bảo hộ sở hữu trí tuệ hộ đối nhãn hiệu là từ khi nào? Đã nộp hồ sơ đăng ký thì có phát sinh quyền chưa?

Về vấn đề của anh, tại khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019) có nêu:

Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
...
3. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
...

Theo đó, đối với nhãn hiệu thì chỉ được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Vì vậy, khi anh đang trong quá trình thực hiện thủ tục, chưa được cấp văn bằng bảo hộ thì chưa có căn cứ để được nhà nước bảo vệ hay yêu cầu bên thứ ba ngưng sử dụng logo nhãn hiệu.

Tuy nhiên đối với nhãn hiệu nổi tiếng thì được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Thế nào được xem là nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập quyền sở hữu trí tuệ trên cơ sở sử dụng?

Căn cứ theo khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có giải thích nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Tuy nhiên cần lưu ý từ ngày 01/01/2023 nội dung này được sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 thì đối với nhãn hiệu được xem là nổi tiếng khi được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam.

Bên cạnh đó tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có nêu các tiêu chí để đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng như sau:

Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng
Các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:
1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
5. Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

Lưu ý: Theo nội dung được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 thì có quy định rõ việc xem xét, đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng được lựa chọn từ một số hoặc tất cả các tiêu chí nêu trên.

Bảo hộ nhãn hiệu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày đăng ký quốc tế của Đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam là ngày nào? Mẫu Tờ khai đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam là mẫu nào?
Việt Nam có bảo hộ nhãn hiệu âm thanh hay không?
Việt Nam có bảo hộ nhãn hiệu âm thanh hay không? Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu âm thanh là gì?
Pháp luật
Có bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu thời trang không? Hiệu lực của văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu thời trang có thời hạn bao lâu phải đăng ký lại?
Pháp luật
Đối với nhãn hiệu nổi tiếng chưa đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì có được công nhận quyền sở hữu và được bảo hộ hay không?
Pháp luật
Trường hợp tên của quán cà phê cố tình đặt trùng để kéo khách phải xử lý như thế nào? Sau khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có thể khởi kiện hành vi này không?
Pháp luật
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được tính từ thời điểm nào? Tính từ thời điểm đăng ký hay tính từ lúc được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu?
Pháp luật
Thời điểm được pháp luật bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu là từ khi nào? Đã nộp hồ sơ đăng ký thì có phát sinh quyền chưa?
Pháp luật
Có được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trùng với tên của anh hùng dân tộc không? Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có hiệu lực khi nào?
Pháp luật
Người dân muốn kinh doanh quán bún bò Huế thì có bắt buộc phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Bún bò Huế hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hộ nhãn hiệu
3,299 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hộ nhãn hiệu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hộ nhãn hiệu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào