Thỏa thuận quốc tế bắt buộc phải có văn bản bằng tiếng Việt đúng không? Thỏa thuận quốc tế được ký kết với những tên gọi gì?
Thỏa thuận quốc tế được ký kết với những tên gọi gì?
Căn cứ Điều 6 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định tên gọi của thỏa thuận quốc tế như sau:
Tên gọi của thỏa thuận quốc tế
Thỏa thuận quốc tế được ký kết với tên gọi là thỏa thuận, thông cáo, tuyên bố, ý định thư, bản ghi nhớ, biên bản thỏa thuận, biên bản trao đổi, chương trình hợp tác, kế hoạch hợp tác hoặc tên gọi khác, trừ tên gọi đặc thù của điều ước quốc tế bao gồm công ước, hiệp ước, định ước, hiệp định.
Theo đó, thỏa thuận quốc tế được ký kết với tên gọi là thỏa thuận, thông cáo, tuyên bố, ý định thư, bản ghi nhớ, biên bản thỏa thuận, biên bản trao đổi, chương trình hợp tác, kế hoạch hợp tác hoặc tên gọi khác, trừ tên gọi đặc thù của điều ước quốc tế bao gồm công ước, hiệp ước, định ước, hiệp định.
Thỏa thuận quốc tế bắt buộc phải có văn bản bằng tiếng Việt đúng không?
Căn cứ Điều 7 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định ngôn ngữ của thỏa thuận quốc tế như sau:
Ngôn ngữ của thỏa thuận quốc tế
Thỏa thuận quốc tế phải có văn bản bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa bên ký kết Việt Nam và bên ký kết nước ngoài. Trong trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì bên ký kết Việt Nam có trách nhiệm dịch thỏa thuận quốc tế đó ra tiếng Việt.
Văn bản bằng tiếng Việt phải bảo đảm chính xác về nội dung và thống nhất về hình thức với văn bản bằng tiếng nước ngoài của thỏa thuận quốc tế.
Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc thỏa thuận quốc tế phải có văn bản bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa bên ký kết Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.
Trong trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì bên ký kết Việt Nam có trách nhiệm dịch thỏa thuận quốc tế đó ra tiếng Việt.
Văn bản bằng tiếng Việt phải bảo đảm chính xác về nội dung và thống nhất về hình thức với văn bản bằng tiếng nước ngoài của thỏa thuận quốc tế.
Cơ quan quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định về cơ quan quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế như sau:
Cơ quan quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế.
2. Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan mình và tổng cục, cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan mình, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới.
Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế bao gồm:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế.
- Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế.
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan mình và tổng cục, cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan mình, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới.
Việc quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 4 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế.
2. Bảo đảm việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật.
3. Phổ biến, giáo dục, hướng dẫn thi hành pháp luật về thỏa thuận quốc tế.
4. Tổ chức thống kê, lưu trữ thỏa thuận quốc tế.
5. Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Như vậy, quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế bao gồm những nội dung cụ thể nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?