Thiết thể cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu có cần phải phân nhóm và phân cấp an toàn hệ thống không?
Thiết thể cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu có cần phải phân nhóm và phân cấp an toàn hệ thống không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 05/2020/TT-BKHCN, có quy định về phân nhóm, phân cấp an toàn đối với hệ thống, bộ phận như sau:
Phân nhóm, phân cấp an toàn đối với hệ thống, bộ phận
1. Thiết kế cơ sở LPƯNC phải phân nhóm và phân cấp an toàn hệ thống, bộ phận phù hợp với các yêu cầu an toàn.
2. Hệ thống, bộ phận của cơ sở LPƯNC được phân nhóm, phân cấp an toàn theo quy định tại Phụ lục III Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì thiết thể cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu có cần phải phân nhóm và phân cấp an toàn hệ thống, bộ phận phù hợp với các yêu cầu an toàn.
Cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu (Hình từ Internet)
Phân cấp an toàn cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Mục 3 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 05/2020/TT-BKHCN, có quy định như sau:
Nguyên tắc phân cấp an toàn
- Trường hợp một bộ phận có đặc tính thuộc nhiều cấp an toàn khác nhau thì phải được phân vào cấp an toàn cao nhất trong các cấp an toàn này;
- Các bộ phận thuộc các cấp an toàn khác nhau mà có kết nối, tương tác thì bộ phận kết nối, tương tác phải được phân vào cấp an toàn cao nhất trong các cấp an toàn này;
- Khi thiết lập các loại phân cấp khác (bao gồm phân cấp kháng chấn, phân cấp an toàn cháy, nổ, ...) phải tính đến phân cấp an toàn;
- Yêu cầu về chất lượng và bảo đảm chất lượng đối với bộ phận thuộc cấp an toàn 1, 2 hoặc 3 phải phù hợp với quy định pháp luật, theo nguyên tắc cấp an toàn càng cao thì yêu cầu an toàn càng cao. Đối với các bộ phận thuộc cấp an toàn 4 thì áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật công nghiệp;
- Thiết kế các bộ phận thuộc cấp an toàn 1, 2, 3 và việc phân cấp các bộ phận này phải có trong tài liệu thiết kế, chế tạo và lắp đặt hệ thống, bộ phận của cơ sở LPƯNC;
- Các bộ phận thuộc cấp an toàn 1, 2 và 3 phải có ký hiệu phân nhóm, phân cấp. Ký hiệu phải bao gồm các ký tự phản ánh mục đích sử dụng và đặc tính chức năng an toàn của bộ phận./.
Như vậy, theo quy định trên thì phân cấp an toàn cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải dựa theo nguyên tắc sau:
- Trường hợp một bộ phận có đặc tính thuộc nhiều cấp an toàn khác nhau thì phải được phân vào cấp an toàn cao nhất trong các cấp an toàn này;
- Các bộ phận thuộc các cấp an toàn khác nhau mà có kết nối, tương tác thì bộ phận kết nối, tương tác phải được phân vào cấp an toàn cao nhất trong các cấp an toàn này;
- Khi thiết lập các loại phân cấp khác (bao gồm phân cấp kháng chấn, phân cấp an toàn cháy, nổ, ...) phải tính đến phân cấp an toàn;
- Yêu cầu về chất lượng và bảo đảm chất lượng đối với bộ phận thuộc cấp an toàn 1, 2 hoặc 3 phải phù hợp với quy định pháp luật, theo nguyên tắc cấp an toàn càng cao thì yêu cầu an toàn càng cao. Đối với các bộ phận thuộc cấp an toàn 4 thì áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật công nghiệp;
- Thiết kế các bộ phận thuộc cấp an toàn 1, 2, 3 và việc phân cấp các bộ phận này phải có trong tài liệu thiết kế, chế tạo và lắp đặt hệ thống, bộ phận của cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu;
- Các bộ phận thuộc cấp an toàn 1, 2 và 3 phải có ký hiệu phân nhóm, phân cấp. Ký hiệu phải bao gồm các ký tự phản ánh mục đích sử dụng và đặc tính chức năng an toàn của bộ phận./.
Việc xây dựng cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải đáp ứng những yêu cầu an toàn nào?
Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 05/2020/TT-BKHCN, có quy định về yêu cầu an toàn đối với xây dựng cơ sở LPƯNC như sau:
Yêu cầu an toàn đối với xây dựng cơ sở LPƯNC
1. Việc xây dựng cơ sở LPƯNC, chế tạo và lắp đặt hệ thống, thiết bị phải tuân thủ thiết kế chi tiết.
2. Kết cấu xây dựng, thiết bị, dụng cụ và phương tiện tự động (bao gồm cả phương tiện kỹ thuật bảo vệ thực thể) phải có giấy chứng nhận (nếu thuộc loại yêu cầu có chứng nhận bắt buộc).
3. Việc kiểm soát chất lượng, nghiệm thu công việc và nghiệm thu hệ thống, bộ phận thiết bị phải tuân thủ thiết kế chi tiết và quy trình bảo đảm chất lượng.
Như vậy, theo quy định trên thì việc xây dựng cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải đáp ứng những yêu cầu an toàn sau:
- Việc xây dựng cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, chế tạo và lắp đặt hệ thống, thiết bị phải tuân thủ thiết kế chi tiết.
- Kết cấu xây dựng, thiết bị, dụng cụ và phương tiện tự động (bao gồm cả phương tiện kỹ thuật bảo vệ thực thể) phải có giấy chứng nhận (nếu thuộc loại yêu cầu có chứng nhận bắt buộc).
- Việc kiểm soát chất lượng, nghiệm thu công việc và nghiệm thu hệ thống, bộ phận thiết bị phải tuân thủ thiết kế chi tiết và quy trình bảo đảm chất lượng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?