Thiết kế nội thất là gì? Kiến trúc sư hành nghề thiết kế nội thất là người có trình độ như thế nào?
Thiết kế nội thất là gì?
Hiện nay, không có quy định nào giải thích khái niệm "Thiết kế nội thất" là gì, tuy nhiên, "Thiết kế nội thất" có thể hiểu là quá trình sáng tạo và tổ chức không gian bên trong một công trình, nhằm tạo ra môi trường sống hoặc làm việc tiện nghi, thẩm mỹ và phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Công việc này không chỉ bao gồm việc sắp xếp đồ nội thất, mà còn liên quan đến việc lựa chọn màu sắc, vật liệu, ánh sáng, và các yếu tố trang trí khác.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ Điều 19 Luật Kiến trúc 2019 quy định như sau:
Dịch vụ kiến trúc
1. Dịch vụ kiến trúc là loại hình kinh doanh dịch vụ tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng.
2. Dịch vụ kiến trúc bao gồm:
a) Thiết kế kiến trúc công trình;
b) Thiết kế kiến trúc trong đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, thiết kế đô thị;
c) Thiết kế kiến trúc cảnh quan;
d) Thiết kế nội thất;
đ) Chỉ dẫn đặc điểm kỹ thuật kiến trúc công trình;
e) Đánh giá kiến trúc công trình;
g) Thẩm tra thiết kế kiến trúc.
Như vậy, có thể thấy thiết kế nội thất là một trong những dịch vụ kiến trúc.
Thiết kế nội thất là gì? Kiến trúc sư hành nghề thiết kế nội thất là người có trình độ thế nào? (Hình từ Internet)
Kiến trúc sư hành nghề thiết kế nội thất là người có trình độ thế nào?
Căn cứ Điều 25 Luật Kiến trúc 2019 quy định về kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân như sau:
Kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân
1. Kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân là kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc không thuộc tổ chức hành nghề kiến trúc, nhân danh cá nhân mình thực hiện các dịch vụ kiến trúc.
2. Kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân thực hiện dịch vụ kiến trúc theo hợp đồng đã giao kết với tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân là kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc không thuộc tổ chức hành nghề kiến trúc, nhân danh cá nhân mình thực hiện các dịch vụ kiến trúc.
Đồng thời, căn cứ quy định tại Điều 28 Luật Kiến trúc 2019 về điều kiện cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc như sau:
Điều kiện cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc
1. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau:
a) Có trình độ từ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc;
b) Có kinh nghiệm tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc tối thiểu là 03 năm tại tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân;
c) Đạt yêu cầu sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
2. Điều kiện gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau:
a) Chứng chỉ hành nghề kiến trúc hết thời hạn sử dụng;
b) Bảo đảm phát triển nghề nghiệp liên tục;
c) Không vi phạm Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.
3. Cá nhân có thời gian liên tục từ 10 năm trở lên trực tiếp tham gia quản lý nhà nước về kiến trúc, đào tạo trình độ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc, hành nghề kiến trúc được miễn điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Cá nhân đạt giải thưởng kiến trúc quốc gia hoặc giải thưởng quốc tế về kiến trúc được miễn điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Như vậy, kiến trúc sư hành nghề thiết kế nội thất là người có trình độ từ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc.
Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề thiết kế nội thất được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 22 Luật Kiến trúc 2019 quy định như sau:
Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề
1. Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề phải phù hợp với quy định của pháp luật và có các nội dung cơ bản sau đây:
a) Nguyên tắc hành nghề;
b) Cạnh tranh trong hành nghề;
c) Bảo đảm quyền bình đẳng giới;
d) Quyền sở hữu trí tuệ;
đ) Ứng xử nghề nghiệp đối với đồng nghiệp và khách hàng.
2. Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hành nghề kiến trúc.
3. Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.
Như vậy, quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề thiết kế nội thất phải phù hợp với quy định của pháp luật và có các nội dung cơ bản sau:
- Nguyên tắc hành nghề;
- Cạnh tranh trong hành nghề;
- Bảo đảm quyền bình đẳng giới;
- Quyền sở hữu trí tuệ;
- Ứng xử nghề nghiệp đối với đồng nghiệp và khách hàng.
Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hành nghề kiến trúc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?