Thiệt hại do sự cố hóa chất độc gây ra đối với người, tài sản, kinh tế và môi trường bao gồm những gì?
Thiệt hại do sự cố hóa chất độc gây ra đối với người, tài sản, kinh tế và môi trường bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 25 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định 26/2016/QĐ-TTg quy định về xác định thiệt hại do sự cố hóa chất độc gây ra như sau:
Xác định thiệt hại do sự cố hóa chất độc gây ra
Thiệt hại do sự cố hóa chất độc gây ra (gọi tắt là thiệt hại) là tổn thất gây ra đối với người, tài sản, kinh tế và môi trường gồm có:
1. Tổn thất gây ra thương tích hoặc tử vong;
2. Tổn thất đối với tài sản của mọi tổ chức hoặc cá nhân;
3. Tổn thất gây ra cho môi trường, nuôi trồng thủy sản, du lịch, sinh thái;
4. Chi phí ứng phó do tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố hóa chất độc;
5. Chi phí để thực hiện các biện pháp hợp lý nhằm khắc phục lại môi trường, môi sinh;
6. Tổn thất về lợi nhuận do ảnh hưởng của thiệt hại do sự cố hóa chất độc gây ra.
Như vậy, theo quy định, thiệt hại do sự cố hóa chất độc gây ra đối với người, tài sản, kinh tế và môi trường bao gồm:
(1) Tổn thất gây ra thương tích hoặc tử vong;
(2) Tổn thất đối với tài sản của mọi tổ chức hoặc cá nhân;
(3) Tổn thất gây ra cho môi trường, nuôi trồng thủy sản, du lịch, sinh thái;
(4) Chi phí ứng phó do tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố hóa chất độc;
(5) Chi phí để thực hiện các biện pháp hợp lý nhằm khắc phục lại môi trường, môi sinh;
(6) Tổn thất về lợi nhuận do ảnh hưởng của thiệt hại do sự cố hóa chất độc gây ra.
Thiệt hại do sự cố hóa chất độc gây ra đối với người, tài sản, kinh tế và môi trường bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Đơn vị nào có trách nhiệm xác định thiệt hại do sự cố hóa chất độc gây ra?
Căn cứ Điều 26 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định 26/2016/QĐ-TTg quy định về xác định trách nhiệm bồi thường như sau:
Xác định trách nhiệm bồi thường
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xác định thiệt hại và yêu cầu cơ sở gây sự cố hóa chất độc bồi thường thiệt hại đối với sự cố cấp quốc gia.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì xác định thiệt hại và yêu cầu cơ sở gây sự cố hóa chất độc bồi thường thiệt hại đối với sự cố cấp tỉnh.
3. Cơ sở gây sự cố hóa chất độc phải chịu trách nhiệm chi trả chi phí ứng phó, bồi thường thiệt hại và hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết việc bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp sự cố hóa chất độc nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ giải quyết hậu quả sự cố hóa chất độc.
5. Cơ quan chủ trì ứng phó sự cố hóa chất độc có trách nhiệm tổng hợp chi phí do tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố hóa chất độc và yêu cầu bên gây sự cố chi trả.
Như vậy, trách nhiệm xác định thiệt hại do sự cố hóa chất độc gây ra được quy định cụ thể như sau:
(1) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xác định thiệt hại đối với sự cố cấp quốc gia.
(2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì xác định thiệt hại đối với sự cố cấp tỉnh.
Cơ sở gây sự cố hóa chất độc phải có trách nhiệm bồi thường những chi phí gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 26 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định 26/2016/QĐ-TTg quy định về xác định trách nhiệm bồi thường như sau:
Xác định trách nhiệm bồi thường
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xác định thiệt hại và yêu cầu cơ sở gây sự cố hóa chất độc bồi thường thiệt hại đối với sự cố cấp quốc gia.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì xác định thiệt hại và yêu cầu cơ sở gây sự cố hóa chất độc bồi thường thiệt hại đối với sự cố cấp tỉnh.
3. Cơ sở gây sự cố hóa chất độc phải chịu trách nhiệm chi trả chi phí ứng phó, bồi thường thiệt hại và hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết việc bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp sự cố hóa chất độc nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ giải quyết hậu quả sự cố hóa chất độc.
5. Cơ quan chủ trì ứng phó sự cố hóa chất độc có trách nhiệm tổng hợp chi phí do tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố hóa chất độc và yêu cầu bên gây sự cố chi trả.
Như vậy, theo quy định, cơ sở gây sự cố hóa chất độc phải chịu trách nhiệm chi trả chi phí ứng phó, bồi thường thiệt hại và hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết việc bồi thường thiệt hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?