Thiết bị và dụng cụ cứu nạn cứu hộ của lực lượng dân phòng do cơ quan nào có thẩm quyền trang bị? Thẩm quyền huy động lực lượng dân phòng tham gia cứu nạn cứu hộ thuộc về ai?
- Lực lượng phòng cháy và chữa cháy làm công tác cứu nạn cứu hộ có bao gồm lực lượng dân phòng không?
- Lực lượng dân phòng có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong cứu nạn cứu hộ?
- Thẩm quyền huy động lực lượng dân phòng tham gia cứu nạn cứu hộ thuộc về ai?
- Thiết bị và dụng cụ cứu nạn cứu hộ của lực lượng dân phòng do cơ quan nào có thẩm quyền trang bị?
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy làm công tác cứu nạn cứu hộ có bao gồm lực lượng dân phòng không?
Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về lực lượng phòng cháy và chữa cháy làm công tác cứu nạn cứu hộ như sau:
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy làm công tác cứu nạn, cứu hộ
1. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
4. Lực lượng dân phòng.
Theo đó, lực lượng phòng cháy và chữa cháy làm công tác cứu nạn, cứu hộ gồm:
- Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
- Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
- Lực lượng dân phòng,
Như vậy, lực lượng phòng cháy và chữa cháy làm công tác cứu nạn cứu hộ có bao gồm lực lượng dân phòng.
Thiết bị và dụng cụ cứu nạn cứu hộ của lực lượng dân phòng (Hình từ Internnet)
Lực lượng dân phòng có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong cứu nạn cứu hộ?
Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng
1. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện cứu nạn, cứu hộ, lập và tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ theo thẩm quyền.
2. Thực hiện các biện pháp, giải pháp về phòng ngừa và tổ chức cứu nạn, cứu hộ.
3. Thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn xảy ra trên địa bàn và khi được huy động.
4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức và các biện pháp, kỹ năng cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
Theo đó, lực lượng dân phòng có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện cứu nạn, cứu hộ, lập và tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ theo thẩm quyền.
- Thực hiện các biện pháp, giải pháp về phòng ngừa và tổ chức cứu nạn, cứu hộ.
- Thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn xảy ra trên địa bàn và khi được huy động.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức và các biện pháp, kỹ năng cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
Thẩm quyền huy động lực lượng dân phòng tham gia cứu nạn cứu hộ thuộc về ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản tham gia cứu nạn, cứu hộ
1. Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cơ sở, cá nhân tham gia cứu nạn, cứu hộ, trừ người, phương tiện, tài sản của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cơ sở, cá nhân trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình;
b) Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ở địa phương huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc quyền, lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành trong phạm vi địa bàn quản lý của mình và người, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khi xét thấy cần thiết;
c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được huy động lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành và người, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khi xét thấy cần thiết.
...
Theo đó, Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ở địa phương huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của lực lượng dân phòng trong phạm vi địa bàn quản lý của mình khi xét thấy cần thiết;
Bên cạnh đó, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được huy động lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành khi xét thấy cần thiết.
Thiết bị và dụng cụ cứu nạn cứu hộ của lực lượng dân phòng do cơ quan nào có thẩm quyền trang bị?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 29 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về trang bị, quản lý và sử dụng phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy như sau:
Trang bị, quản lý và sử dụng phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy
1. Trang bị phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ:
...
c) Phương tiện, thiết bị, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng do Ủy ban nhân dân cấp xã trang bị phù hợp với tính chất, đặc điểm về địa lý, sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và yêu cầu của công tác cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn quản lý.
...
Theo đó, phương tiện, thiết bị, dụng cụ cứu nạn cứu hộ của lực lượng dân phòng do Ủy ban nhân dân cấp xã trang bị phù hợp với tính chất, đặc điểm về địa lý, sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và yêu cầu của công tác cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?