Thiết bị truyền dữ liệu băng rộng là gì? Có bao nhiêu loại thiết bị truyền dữ liệu băng rộng theo QCVN 54:2020/BTTTT?

Cho tôi hỏi thiết bị truyền dữ liệu băng rộng là gì? Có bao nhiêu loại thiết bị truyền dữ liệu băng rộng theo QCVN 54:2020/BTTTT? Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các thiết bị truyền dữ liệu băng rộng có những trách nhiệm gì? Câu hỏi của anh N.M.K (Long An).

Thiết bị truyền dữ liệu băng rộng là gì?

Thiết bị truyền dữ liệu băng rộng được quy định tại tiết 1.4.33 tiểu mục 1.4 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 54:2020/BTTTT về Thiết bị truyền dữ liệu băng rộng hoạt động trong băng tần 2,4 GHz ban hành kèm theo Thông tư 35/2020/TT-BTTTT như sau:

QUY ĐỊNH CHUNG
...
1.4. Giải thích từ ngữ
...
1.4.33. Thiết bị truyền dữ liệu băng rộng (wideband data transmission equipment)
Thiết bị sử dụng kỹ thuật điều chế hoặc trải tín hiệu băng rộng.
CHÚ THÍCH: Ví dụ như kỹ thuật FHSS, DSSS, OFDM,…

Theo đó, thiết bị truyền dữ liệu băng rộng (wideband data transmission equipment) là thiết bị sử dụng kỹ thuật điều chế hoặc trải tín hiệu băng rộng.

CHÚ THÍCH: Ví dụ như kỹ thuật FHSS, DSSS, OFDM,…

Thiết bị truyền dữ liệu băng rộng là gì? Có bao nhiêu loại thiết bị truyền dữ liệu băng rộng theo QCVN 54:2020/BTTTT?

Thiết bị truyền dữ liệu băng rộng (Hình từ Internet)

Có bao nhiêu loại thiết bị truyền dữ liệu băng rộng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 54:2020/BTTTT?

Các loại thiết bị truyền dữ liệu băng rộng được quy định tại tiết 2.2.1 tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 54:2020/BTTTT về Thiết bị truyền dữ liệu băng rộng hoạt động trong băng tần 2,4 GHz ban hành kèm theo Thông tư 35/2020/TT-BTTTT như sau:

QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
2.2. Phân loại thiết bị
2.2.1. Phân loại thiết bị truyền dữ liệu băng rộng
Quy chuẩn này quy định đối với hai loại thiết bị truyền dữ liệu băng rộng:
- Thiết bị trải phổ nhảy tần FHSS, hay còn gọi là thiết bị FHSS.
- Các loại thiết bị truyền dữ liệu băng rộng khác, còn được gọi là thiết bị khác FHSS, ví dụ DSSS, OFDM…
Nhà sản xuất phải công bố thiết bị là một trong hai loại trên như quy định tại 3.3.1.
Thiết bị được công bố là loại 1 phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại 2.3.1.
Thiết bị được công bố là loại thứ 2 phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại 2.3.2.
2.2.2. Thiết bị thích nghi và không thích nghi
Quy chuẩn này cũng quy định đối với thiết bị thích nghi và không thích nghi.
Thiết bị thích nghi có khả năng sử dụng cơ chế tự động cho phép thiết bị thích nghi với môi trường của nó bằng cách nhận biết các truyền dẫn khác trên tần số đang hoạt động.
Thiết bị không thích nghi không sử dụng cơ chế tự động do đó có thể có hạn chế nhất định đối với việc sử dụng môi trường (xem 2.3.1.6 và 2.3.2.5) nhằm đảm bảo chia sẻ với các thiết bị khác.
Thiết bị thích nghi có thể có nhiều hơn một chế độ thích nghi được thực hiện. Thiết bị thích nghi được phép hoạt động ở chế độ không thích nghi. Thiết bị được phép chuyển đổi giữa bất kỳ chế độ nào trong số này.
Trừ phi có quy định khác, thiết bị phải tuân thủ các yêu cầu tương ứng trong mỗi chế độ mà nó có thể hoạt động.
Các nhà sản xuất phải công bố thiết bị được yêu cầu đo kiểm là thiết bị thích nghi hoặc thiết bị không thích nghi. Trong trường hợp là thiết bị thích nghi, nhà sản xuất phải công bố tất cả các chế độ thích nghi ngoài việc thiết bị cũng có thể hoạt động ở chế độ không thích nghi. Thông tin về sản phẩm được quy định chi tiết trong 3.3.1.
...

Theo đó, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 54:2020/BTTTT quy định đối với hai loại thiết bị truyền dữ liệu băng rộng:

- Thiết bị trải phổ nhảy tần FHSS, hay còn gọi là thiết bị FHSS.

- Các loại thiết bị truyền dữ liệu băng rộng khác, còn được gọi là thiết bị khác FHSS, ví dụ DSSS, OFDM…

Nhà sản xuất phải công bố thiết bị là một trong hai loại trên như quy định tại tiết 3.3.1 tiểu mục 3.3 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 54:2020/BTTTT về Thiết bị truyền dữ liệu băng rộng hoạt động trong băng tần 2,4 GHz ban hành kèm theo Thông tư 35/2020/TT-BTTTT.

Thiết bị được công bố là loại 1 phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại tiết 2.3.1 tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 54:2020/BTTTT về Thiết bị truyền dữ liệu băng rộng hoạt động trong băng tần 2,4 GHz ban hành kèm theo Thông tư 35/2020/TT-BTTTT.

Thiết bị được công bố là loại thứ 2 phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại tiết 2.3.2 tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 54:2020/BTTTT về Thiết bị truyền dữ liệu băng rộng hoạt động trong băng tần 2,4 GHz ban hành kèm theo Thông tư 35/2020/TT-BTTTT.

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các thiết bị truyền dữ liệu băng rộng có những trách nhiệm gì?

Theo Mục 5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 54:2020/BTTTT về Thiết bị truyền dữ liệu băng rộng hoạt động trong băng tần 2,4 GHz ban hành kèm theo Thông tư 35/2020/TT-BTTTT như sau:

TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện các quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy các thiết bị truyền dữ liệu băng rộng hoạt động trong băng tần 2,4 GHz và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.

Theo đó, các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện các quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy các thiết bị truyền dữ liệu băng rộng hoạt động trong băng tần 2,4 GHz và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.

Thiết bị truyền dữ liệu băng rộng
Quy chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu bản đăng ký thông số kỹ thuật và mã nhận dạng khung xe mới nhất áp dụng từ ngày 05/12/2024?
Pháp luật
Theo QCVN 24:2016/BYT, mức tiếp xúc với tiếng ồn của NLĐ tại nơi làm việc bình thường trong 8 giờ không được vượt quá bao nhiêu decibel (dBA)?
Pháp luật
Các yếu tố nguy hiểm, có hại có thể gây ra những hậu quả gì với người làm việc trong không gian hạn chế?
Pháp luật
Theo QCVN 22:2016/BYT, khu vực Các phòng làm việc chung, phòng hồ sơ, photocopy thì độ rọi chiếu sáng tối thiểu là bao nhiêu lux?
Pháp luật
QCVN 35:2024/BGTVT về Đèn chiếu sáng phía trước của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ ngày 1/10/2024 theo Thông tư 07/2024/TT-BGTVT ra sao?
Pháp luật
QCVN 115:2024/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BGTVT mới nhất ra sao?
Pháp luật
Hướng dẫn một số nội dung của Quy chuẩn Việt Nam 06:2022/BXD theo Công văn 98/C07-P4 năm 2023 ra sao?
Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các phép đo phát xạ EMC mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
QCVN 05:2016/BTC Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với phao tròn cứu sinh dự trữ quốc gia như thế nào?
Pháp luật
Nhà hàng có cần tuân thủ quy định về tiếng ồn không? Nếu có thì giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn của nhà hàng là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thiết bị truyền dữ liệu băng rộng
637 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thiết bị truyền dữ liệu băng rộng Quy chuẩn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào