Thiết bị phụ trợ sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng gồm những thiết bị nào theo quy định pháp luật?
Thiết bị phụ trợ sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng gồm những thiết bị nào?
Căn cứ tại khoản 15 Điều 3 Nghị định 87/2018/NĐ-CP thì thiết bị phụ trợ sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng gồm những thiết bị các thiết bị dân dụng dùng để đốt cháy khí thiên nhiên hóa lỏng gồm: Bếp khí thiên nhiên hóa lỏng, ống dẫn khí thiên nhiên hóa lỏng, van chai khí thiên nhiên hóa lỏng, van điều áp khí thiên nhiên hóa lỏng.
Thiết bị phụ trợ sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng gồm những thiết bị nào?(Hình từ Internet)
Thương nhân nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng có quyền và nghĩa vụ gì đối với thiết bị phụ trợ sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng?
Căn cứ tại Điều 20 Nghị định 87/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG/LNG/CNG
1. Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG/LNG/CNG được thực hiện theo phương án kinh doanh của thương nhân và phải bảo đảm chất lượng LPG/LNG/CNG xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định.
2. Được ủy quyền bằng văn bản cho chi nhánh hoặc công ty con bán LPG/LNG/CNG vào khu phi thuế quan.
3. Được tổ chức mua, bán LPG/LNG/CNG và LPG chai theo hợp đồng với thương nhân có Giấy chứng nhận đủ điều kiện còn hiệu lực và khách hàng công nghiệp.
4. Quy định giá bán LPG/LNG/CNG và LPG chai cho thương nhân thuộc hệ thống mình quản lý.
5. Tổ chức thực hiện dịch vụ và cung ứng các dịch vụ cho thuê: kho chứa, cảng xuất, nhập, giao nhận, phương tiện vận chuyển LPG/LNG/CNG.
6. Được thiết lập hệ thống phân phối kinh doanh khí theo quy định của Luật thương mại.
7. Kiểm tra, giám sát hệ thống phân phối do thương nhân quản lý tuân thủ các quy định của Nghị định này.
8. Liên đới chịu trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm của hệ thống phân phối do thương nhân quản lý trong hoạt động kinh doanh khí theo quy định của pháp luật.
9. Quản lý số lượng chai LPG thuộc sở hữu của thương nhân.
10. Tổ chức bán lẻ LPG và LPG chai trong hệ thống phân phối do thương nhân quản lý, bán trực tiếp cho khách hàng sử dụng và niêm yết công khai giá bán lẻ.
11. Thực hiện kiểm định theo quy định các chai LPG, bồn chứa LPG/LNG/CNG; thiết bị phụ trợ dùng LPG, thiết bị phụ trợ kinh doanh LNG/CNG thuộc sở hữu thương nhân.
12. Kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng và thay thế các chai LPG, thiết bị phụ trợ dùng LPG/LNG/CNG, bảo đảm an toàn cho khách hàng sử dụng.
13. Phải xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng đối với sản phẩm khí.
14. Thông báo bằng văn bản tới các đơn vị trong hệ thống phân phối và Sở Công Thương, Sở Tài chính nơi có hệ thống phân phối của thương nhân khi có sự thay đổi về giá bán LPG.
15. Tuân thủ các quy định của pháp luật về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
16. Tuân thủ các quy định về quản lý an toàn, phòng cháy và chữa cháy, quản lý đo lường, chất lượng trong hoạt động kinh doanh khí quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
17. Phải thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm khí do mình nhập khẩu. Trường hợp, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu có thực hiện pha chế khí, trong đó có sử dụng phụ gia để pha chế khí thì thương nhân phải thông báo về Bộ Khoa học và Công nghệ tiêu chuẩn của phụ gia và cam kết bảo đảm chất lượng phụ gia không ảnh hưởng đến an toàn cho người, động vật, thực vật, môi trường và chất lượng khí.
18. Trước 30 tháng 3 hàng năm có trách nhiệm báo cáo hệ thống phân phối, nhãn hiệu hàng hóa, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và mua bán khí trên thị trường đến Bộ Công Thương.
19. Lập sổ theo dõi hoặc cơ sở dữ liệu điện tử ứng dụng công nghệ thông tin theo dõi LPG chai bán cho thương nhân kinh doanh LPG khác hoặc khách hàng sử dụng. Tại sổ theo dõi hoặc cơ sở dữ liệu điện tử phải có các thông tin sau về LPG chai: chủ sở hữu, loại chai, số sê ri chai, hạn kiểm định trên chai, tên và địa chỉ thương nhân mua LPG chai, khách hàng sử dụng, ngày giao nhận LPG chai.
Như vậy, theo quy định trên thì đối với thiết bị phụ trợ sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng thì thương nhân nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng có quyền và nghĩa vụ sau:
- Thực hiện kiểm định theo quy định thiết bị phụ trợ dùng khí thiên nhiên hóa;
- Kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng và thay thế thiết bị phụ trợ dùng khí thiên nhiên hóa.
Thương nhân kinh doanh mua bán khí thiên nhiên hóa lỏng phải đáp ứng điều kiện nào?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 87/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 và khoản 3 ĐIều 15 Nghị định 17/2020/NĐ-CP như sau:
Điều kiện đối với thương nhân kinh doanh mua bán khí
1. Điều kiện đối với thương nhân kinh doanh mua bán khí gồm:
a) Là thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có bồn chứa khí hoặc hợp đồng thuê bồn chứa khí hoặc có chai LPG hoặc hợp đồng thuê chai LPG;
c) Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
2. Đối với thương nhân kinh doanh mua bán khí qua đường ống ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này còn phải có trạm cấp khí đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn theo quy định tại Chương IV Nghị định này.
3. Đối với thương nhân kinh doanh mua bán LNG ngoài điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải có trạm cấp LNG hoặc trạm nạp LNG vào phương tiện vận tải đáp ứng đủ các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
4. Đối với thương nhân kinh doanh mua bán CNG ngoài đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều này và phải có xe bồn CNG, trạm nén CNG, trạm cấp CNG hoặc trạm nạp CNG vào phương tiện vận tải đáp ứng đủ các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì thương nhân kinh doanh mua bán khí thiên nhiên hóa lỏng phải đáp ứng điều kiện sau:
- Là thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Có bồn chứa khí hoặc hợp đồng thuê bồn chứa khí hoặc có chai khí thiên nhiên hóa lỏng hoặc hợp đồng thuê chai khí thiên nhiên hóa lỏng;
- Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?