Thí sinh đạt yêu cầu kỳ kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý phải có số điểm từ bao nhiêu trở lên?
Thí sinh đạt yêu cầu kỳ kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý phải có số điểm từ bao nhiêu trở lên?
Căn cứ theo Điều 31 Thông tư 08/2017/TT-BTP quy định về việc chấm kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý cụ thể như sau:
(1) Mỗi bài kiểm tra viết do 02 thành viên Ban chấm thi viết chấm và cho điểm độc lập theo thang điểm 100.
Điểm bài kiểm tra viết là điểm trung bình cộng của hai thành viên. Trường hợp hai thành viên cho điểm chênh lệch nhau từ 20 điểm trở lên thì Trưởng ban chấm thi viết tổ chức chấm lần thứ ba vào bài kiểm tra của thí sinh, điểm chấm lần này là điểm chính thức của bài kiểm tra.
(2) Kiểm tra thực hành do thành viên trong Hội đồng kiểm tra chấm và cho điểm độc lập theo thang điểm 100.
Điểm kiểm tra thực hành là điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng kiểm tra. Hội đồng kiểm tra tổ chức chấm bài kiểm tra viết và thông báo điểm các bài kiểm tra cho các thí sinh, đồng thời đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
(3) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo điểm, thí sinh không đồng ý với kết quả chấm bài kiểm tra viết của mình có quyền làm đơn phúc tra gửi Chủ tịch Hội đồng kiểm tra. Không phúc tra bài kiểm tra thực hành.
(4) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn phúc tra, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra quyết định thành lập Ban phúc tra và tổ chức chấm phúc tra.
Ban phúc tra có từ 03 người trở lên trong đó có 01 Trưởng Ban. Các thành viên Ban phúc tra không phải là thành viên Ban chấm thi viết.
Cách thức tiến hành chấm phúc tra được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này. Kết quả phúc tra phải được Chủ tịch Hội đồng kiểm tra phê duyệt và là kết quả cuối cùng.
(5) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc phúc tra, Hội đồng kiểm tra có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt kết quả kiểm tra trước khi thông báo kết quả kiểm tra cho các thí sinh và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Thí sinh đạt yêu cầu kiểm tra phải có số điểm mỗi bài kiểm tra đạt từ 50 điểm trở lên.
(6) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết quả kiểm tra được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này (Mẫu TP-TGPL-07) cho thí sinh đạt yêu cầu kiểm tra.
Theo đó, muốn đạt yêu cầu kỳ kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý thì thí sinh phải có số điểm mỗi bài kiểm tra đạt từ 50 điểm trở lên.
Đồng thời, cũng theo quy định nêu trên thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo điểm, thí sinh không đồng ý với kết quả chấm bài kiểm tra viết của mình thì sẽ có quyền làm đơn phúc tra gửi Chủ tịch Hội đồng kiểm tra. Tuy nhiên, đối với bài kiểm tra thực hành thì thí sinh sẽ không được phúc tra.
Kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý (Hình từ Internet)
Kỳ kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý sẽ được tổ chức mỗi năm bao nhiêu lần?
Tại Điều 28 Thông tư 08/2017/TT-BTP quy định về việc tổ chức kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý như sau:
Tổ chức kiểm tra
1. Khi có nhu cầu kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp gửi Bộ Tư pháp văn bản đề nghị kèm theo danh sách và hồ sơ người có đủ điều kiện tham dự kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý.
2. Bộ Tư pháp tổ chức kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý không quá 02 lần trong một năm. Kế hoạch kiểm tra, danh sách người đủ điều kiện tham dự, thời gian, địa điểm tổ chức kiểm tra cụ thể được thông báo chậm nhất 01 tháng trước ngày tổ chức kiểm tra và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Như vậy, kỳ kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý sẽ được tổ chức 01 đến 02 lần mỗi năm.
Thời gian kiểm tra viết của kỳ thi kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 29 Thông tư 08/2017/TT-BTP (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BTP) quy định về nguyên tắc, nội dung và hình thức kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý như sau:
Nguyên tắc, nội dung và hình thức kiểm tra
1. Việc kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý phải nghiêm túc, công khai, công bằng, khách quan, trung thực và tuân thủ quy định của pháp luật.
2. Nội dung kiểm tra bao gồm: Kiến thức pháp luật trong lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, trợ giúp pháp lý; kỹ năng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.
3. Hình thức kiểm tra bao gồm kiểm tra viết và kiểm tra thực hành.
a) Kiểm tra viết: Kiểm tra kiến thức pháp luật trong lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, trợ giúp pháp lý; kỹ năng tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, tư vấn pháp luật. Thời gian kiểm tra viết là 180 phút.
b) Kiểm tra thực hành: Thí sinh chuẩn bị phương án giải quyết 01 vụ việc tham gia tố tụng và gửi về Hội đồng kiểm tra chậm nhất 10 ngày trước ngày kiểm tra. Tại buổi kiểm tra thực hành, thí sinh trình bày phương án đã được chuẩn bị và trả lời các câu hỏi do thành viên Hội đồng kiểm tra nêu ra.
Theo đó, hiện nay thời gian kiểm tra viết của kỳ thi kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý là 180 phút.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?