Thi hành án phạt trục xuất hình sự được hiểu thế nào? Hồ sơ thi hành án phạt trục xuất gồm có các giấy tờ, tài liệu gì?
Thi hành án phạt trục xuất hình sự được hiểu thế nào?
Theo Điều 3 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. Thi hành án phạt quản chế là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và Nhân dân địa phương theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
11. Thi hành án phạt trục xuất là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
12. Thi hành án phạt tước một số quyền công dân là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật này tước một hoặc một số quyền công dân của người chấp hành án theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
...
Theo đó thì thi hành án phạt trục xuất là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Thi hành án phạt trục xuất (Hình từ Internet)
Hồ sơ thi hành án phạt trục xuất gồm có các giấy tờ, tài liệu gì?
Căn cứ theo Điều 120 Luật Thi hành án Hình sự 2019 quy định về hồ sơ thi hành án phạt trục xuất gồm có:
(1) Bản sao bản án có hiệu lực pháp luật; quyết định thi hành án phạt trục xuất hoặc bản sao quyết định thi hành án phạt tù trong trường hợp trục xuất là hình phạt bổ sung;
(2) Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của người chấp hành án;
(3) Giấy tờ chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt, nghĩa vụ khác;
(4) Tài liệu khác có liên quan.
Người chấp hành án phạt trục xuất lưu trú tại đâu trong thời gian chờ xuất cảnh?
Căn cứ theo Điều 121 Luật Thi hành án Hình sự 2019 có quy định trong thời gian chờ xuất cảnh, người chấp hành án phải lưu trú tại nơi được cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh chỉ định.
Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đưa người chấp hành án phạt trục xuất vào cơ sở lưu trú của Bộ Công an nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Không có nơi thường trú, tạm trú;
- Nhập cảnh trái phép hoặc phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;
- Tự ý rời khỏi nơi lưu trú được chỉ định hoặc không chấp hành các biện pháp quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền;
- Có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian chờ xuất cảnh;
- Có hành vi bỏ trốn, chuẩn bị bỏ trốn hoặc hành vi khác gây khó khăn cho việc thi hành án phạt trục xuất;
- Mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm hiện hành;
- Tự nguyện xin vào cơ sở lưu trú.
* Về thủ tục đưa người chấp hành án phạt trục xuất vào cơ sở lưu trú được thực hiện như sau:
- Trường hợp người chấp hành án đang tại ngoại thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải áp giải người chấp hành án đến cơ sở lưu trú;
- Trường hợp người chấp hành án đang bị tạm giam thì sau khi nhận được quyết định thi hành án, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi tạm giam phải giao người chấp hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh để áp giải vào cơ sở lưu trú;
- Khi phạm nhân có hình phạt bổ sung là trục xuất chấp hành xong án phạt tù thì trại giam phải giao người chấp hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh để áp giải vào cơ sở lưu trú.
* Một số lưu ý:
Trường hợp người chấp hành án chết trong thời gian chờ xuất cảnh thì cơ sở lưu trú hoặc nơi lưu trú được chỉ định phải báo ngay cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền để xác định nguyên nhân chết.
Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải thông báo bằng văn bản hoặc bằng fax cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án phạt trục xuất, Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà người đó làm việc, cơ quan, tổ chức đã bảo lãnh người đó vào Việt Nam.
Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức mai táng.
Trường hợp thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người chết đề nghị được nhận tử thi, tro cốt về mai táng và tự chịu chi phí thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh xem xét, giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?