Theo quy định pháp luật, trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa vi phạm về việc vận chuyển người, hành khách sẽ bị xử phạt như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của hành khách được quy định như thế nào?

Tôi muốn hỏi theo quy định pháp luật mới nhất có quy định gì về việc vi phạm vận chuyển người, hành khách trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa sẽ bị xử phạt như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của hành khách được quy định như thế nào? Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa bằng hình thức gì?

Quyền và nghĩa vụ của hành khách được quy định như thế nào?

Theo Điều 83 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định về quyền và nghĩa vụ của hành khách như sau:

- Hành khách có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu được vận chuyển bằng đúng loại phương tiện, đúng giá trị loại vé, từ cảng, bến nơi đi đến cảng, bến nơi đến theo vé đã mua;

b) Được miễn cước phí hành lý mang theo với khối lượng theo quy định của pháp luật;

c) Được từ chối chuyến đi trước khi phương tiện rời cảng, bến và được hoàn trả lại tiền vé theo quy định. Sau khi phương tiện khởi hành, nếu rời phương tiện tại bất kỳ cảng, bến nào thì không được hoàn trả lại tiền vé, trừ trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;

d) Yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh, bồi thường thiệt hại trong trường hợp người kinh doanh vận tải hành khách không vận chuyển đúng thời hạn, địa điểm đã thoả thuận trong hợp đồng.

- Hành khách có các nghĩa vụ sau đây:

a) Mua vé hành khách và trả cước phí vận tải hành lý mang theo quá mức quy định; nếu chưa mua vé và chưa trả đủ cước phí vận tải hành lý mang theo quá mức thì phải mua vé, trả đủ cước phí và nộp tiền phạt;

b) Khai đúng tên, địa chỉ của mình và trẻ em đi kèm khi người kinh doanh vận tải lập danh sách hành khách;

c) Có mặt tại nơi xuất phát đúng thời gian đã thoả thuận; chấp hành nội quy vận chuyển và hướng dẫn về an toàn của thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện;

d) Không mang theo hành lý thuộc loại hàng hoá mà pháp luật cấm lưu thông, cấm vận tải chung với hành khách.

Giao thông đường thủy

Giao thông đường thủy 

Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa bằng hình thức gì?

Tại Điều 78 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 vận tải hành khách đường thuỷ nội địa như sau:

- Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa gồm các hình thức sau đây:

a) Vận tải hành khách theo tuyến cố định là vận tải có cảng, bến nơi đi, cảng, bến nơi đến và theo biểu đồ vận hành ổn định;

b) Vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến là vận tải theo yêu cầu của hành khách trên cơ sở hợp đồng;

c) Vận tải hành khách ngang sông là vận tải từ bờ bên này sang bờ bên kia, trừ vận tải ngang sông bằng phà.

- Người kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định hoặc vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến có trách nhiệm:

a) Công bố và thực hiện đúng lịch chạy tàu hoặc thời gian vận tải, công khai cước vận tải, lập danh sách hành khách mỗi chuyến đi;

b) Bố trí phương tiện bảo đảm điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Luật này.

- Thuyền trưởng, người lái phương tiện chở khách hoặc phương tiện chở chung hành khách, hàng hoá phải thực hiện các quy định sau đây:

a) Trước khi khởi hành phải kiểm tra điều kiện an toàn đối với người và phương tiện; phổ biến nội quy an toàn và cách sử dụng các trang thiết bị an toàn cho hành khách; không để hành khách đứng, ngồi ở các vị trí không an toàn;

b) Xếp hàng hoá, hành lý của hành khách gọn gàng, không cản lối đi; yêu cầu hành khách mang theo động vật nhỏ phải nhốt trong lồng, cũi;

c) Không chở hàng hoá dễ cháy, dễ nổ, hàng độc hại, động vật lớn chung với hành khách; không để hành khách mang theo súc vật đang bị dịch bệnh lên phương tiện;

d) Khi có giông, bão không được cho phương tiện rời cảng, bến, nếu phương tiện đang hành trình thì phải tìm nơi trú ẩn an toàn.

Theo quy định pháp luật, trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa vi phạm về việc vận chuyển người, hành khách sẽ bị xử phạt như thế nào?

Tại Điều 32 Nghị định 139/2021/NĐ-CP vi phạm quy định về vận chuyển người, hành khách như sau:

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trên mỗi người đối với hành vi chở vượt quá sức chở người của phương tiện chở người, hành khách, phương tiện có công dụng tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi.

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lái phương tiện sử dụng phương tiện có sức chở đến 12 người có mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không bố trí chỗ ngồi cho hành khách, để hành khách đứng trên phương tiện hoặc có hành vi khác làm mất an toàn của phương tiện; để người, hành khách ngồi trên mui hoặc hai bên mạn của phương tiện;

b) Xếp người, hành khách, hàng hóa, hành lý, xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện khác làm nghiêng lệch phương tiện hoặc che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện hoặc xếp hàng hóa, hành lý trên lối đi của hành khách;

c) Không phổ biến nội quy đi tàu, không hướng dẫn cách sử dụng thiết bị, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm, thoát hiểm, chữa cháy cho người, hành khách trên phương tiện;

d) Chở động vật nhỏ mà không nhốt trong lồng, cũi hoặc chở động vật lớn cùng với người, hành khách trên phương tiện;

đ) Chở hàng hóa độc hại, dễ cháy, dễ nổ, động vật bị dịch bệnh cùng với hành khách trên phương tiện;

e) Không có danh sách hành khách trong mỗi chuyến hoặc danh sách hành khách không đúng quy định, trừ vận chuyển hành khách ngang sông.

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chạy không đúng tuyến đã thông báo, trừ vận chuyển hành khách theo hợp đồng; bỏ chuyến đã đăng ký; chuyển nhượng hành khách sang phương tiện khác mà chưa được sự đồng ý của hành khách, áp dụng đối với phương tiện có sức chở đến 12 người.

- Xử phạt vi phạm hành chính đối với thuyền trưởng có mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này hoặc chạy không đúng tuyến đã thông báo, trừ vận chuyển hành khách theo hợp đồng; bỏ chuyến đã đăng ký; chuyển nhượng hành khách sang phương tiện khác mà chưa được sự đồng ý của hành khách như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện có sức chở trên 12 người đến 50 người;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện có sức chở trên 50 người đến 150 người;

c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện có sức chở trên 150 người.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu theo tuyến cố định có mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không công khai thông tin về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân hoặc niêm yết tại cảng, bến thủy nội địa, tại quầy bán vé để hành khách biết được trước khi đi tàu;

b) Không niêm yết tại cảng, bến thủy nội địa, tại quầy bán vé bằng tiếng Việt và tiếng Anh: thông tin về thời gian xuất bến, số chuyến lượt, giá vé, chính sách giảm giá vé theo quy định pháp luật và của người kinh doanh vận tải, hành trình (bao gồm cả các điểm dừng nghỉ, thời gian dừng, nghỉ), dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, bảo hiểm hành khách, hành lý miễn cước, số điện thoại nhận thông tin phản ánh của hành khách;

c) Không niêm yết trên tàu bằng tiếng Việt và tiếng Anh: số điện thoại đường dây nóng của tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý, đơn vị tìm kiếm cứu nạn và nội quy đi tàu;

d) Không có bảng hướng dẫn cách sử dụng thiết bị, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm, thoát hiểm, chữa cháy;

đ) Vi phạm quy định về quản lý, lưu trữ, cung cấp thông tin bắt buộc cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu theo quy định;

e) Vi phạm nghĩa vụ thông báo lịch trình chạy tàu theo quy định;

g) Không tổ chức diễn tập công tác ứng cứu khi tàu bị sự cố đâm va, hỏng máy, cháy nổ hàng năm theo quy định;

h) Không giao vé hành khách, chứng từ thu cước phí vận tải hành lý, bao gửi cho người đã trả đủ cước phí vận tải.

- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định khi thực hiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến, kinh doanh vận chuyển khách du lịch theo quy định.

- Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 02 tháng đến 04 tháng đối với hành vi chở vượt quá số người được phép chở từ 30% đến 50% quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, chứng chỉ chuyên môn người lái phương tiện từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi chở vượt quá số người được phép chở từ 50% trở lên quy định tại khoản 1 Điều này.


Giao thông đường thủy nội địa TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cứu nạn đường thủy nội địa là gì? Thuyền trưởng phát hiện người, phương tiện bị nạn trên đường thủy nội địa phải làm gì?
Pháp luật
Cứu hộ giao thông đường thủy nội địa là gì? Thuyền trưởng có được buộc tàu của mình vào tàu chở khách khi cứu hộ không?
Pháp luật
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản trong giao thông đường thủy được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Người vi phạm giao thông đường thủy cố tình không ký vào biên bản thì tiến hành xử lý như thế nào?
Pháp luật
Thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm soát, tuần tra đường thủy hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trường hợp người vi phạm đường thủy không ký được biên bản thì có được điểm chỉ thay thế ký biên bản không?
Pháp luật
Khi lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đường thủy xong cán bộ có phải đọc lại biên bản cho người vi phạm nghe không?
Pháp luật
Cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông đường thủy yêu cầu nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính qua Cổng Dịch vụ công quốc gia thì thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Người vi phạm giao thông đường thủy được đề nghị xem thông tin, hình ảnh, kết quả thu thập được về hành vi vi phạm không?
Pháp luật
Thông tư 36/2023/TT-BCA về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát đường thủy như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông đường thủy nội địa
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
2,522 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao thông đường thủy nội địa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào