Theo quy định pháp luật chiến lược và quy hoạch địa chất về khoáng sản được quy định như thế nào? Những hành vi nào bị cấm trong Luật Khoáng sản? Vấn đề quy hoạch khoáng sản được điều chỉnh như thế nào?
Chiến lược khoáng sản được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Luật Khoáng sản 2010 quy định chiến lược khoáng sản như sau:
- Việc lập chiến lược khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc và căn cứ sau đây:
+ Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch tổng thể quốc gia (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 8 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018)
+ Bảo đảm nhu cầu về khoáng sản phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội; khai thác, sử dụng tiết kiệm khoáng sản, chống lãng phí;
+ Nhu cầu sử dụng, khả năng đáp ứng khoáng sản trong nước và khả năng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoáng sản cho phát triển kinh tế - xã hội;
+ Kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã thực hiện; tiền đề và dấu hiệu địa chất liên quan đến khoáng sản.
- Chiến lược khoáng sản phải có các nội dung chính sau đây:
+ Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản;
+ Định hướng điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thăm dò, khai thác khoáng sản cho từng nhóm khoáng sản, chế biên và sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản sau khai thác trong kỳ lập chiến lược;
+ Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thăm dò, khai thác khoáng sản cho từng nhóm khoáng sản, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản sau khai thác; dự trữ khoáng sản quốc gia.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan ngang bộ khác và các địa phương có liên quan lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khoáng sản.
Quy hoạch địa chất về khoáng sản được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Luật Khoáng sản 2010 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 8 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) quy định quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản như sau:
- Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản là quy hoạch ngành quốc gia.
- Căn cứ lập quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản bao gồm các căn cứ theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:
+ Kết quả thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ trước;
+ Tiền đề, dấu hiệu địa chất liên quan đến khoáng sản mới phát hiện.
- Việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, tổ chức thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch.
Quy hoạch khoáng sản được điều chỉnh như thế nào?
Tại Điều 14 Luật Khoáng sản 2010 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 8 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) quy định điều chỉnh quy hoạch khoáng sản như sau:
Việc điều chỉnh quy hoạch khoáng sản được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Có một trong các căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
- Có phát hiện mới về khoáng sản làm ảnh hưởng đến tính chất, nội dung quy hoạch;
- Khi xảy ra trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 28 của Luật này
Hành vi bị cấm trong khoáng sản
Những hành vi nào bị cấm trong Luật Khoáng sản?
Căn cứ Điều 8 Luật Khoáng sản 2010 quy định những hành vi bị cấm như sau:
- Lợi dụng hoạt động khoáng sản xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Lợi dụng thăm dò để khai thác khoáng sản.
- Thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Cản trở trái pháp luật hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản.
- Cung cấp trái pháp luật thông tin về khoáng sản thuộc bí mật nhà nước.
- Cố ý hủy hoại mẫu vật địa chất, khoáng sản có giá trị hoặc quý hiếm.
- Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?