Theo quy định của pháp luật hiện hành, mẹ được quyền yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc thay cho con hay không?
- Bản sao bằng tốt nghiệp được dùng trong các giao dịch thay cho bản chính không?
- Mẹ có quyền yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc thay cho con không?
- Việc cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc thuộc thẩm quyền của ai, trình tự thực hiện như thế nào?
- Sổ cấp bản sao và quản lý việc cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc được quy định như thế nào?
Bản sao bằng tốt nghiệp được dùng trong các giao dịch thay cho bản chính không?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 10/2017/TT-BLĐTBXH, giá trị pháp lý của bản sao bằng tốt nghiệp được cấp từ sổ gốc được quy định như sau:
"1. Bản sao bằng tốt nghiệp được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao bằng tốt nghiệp được cấp từ sổ gốc không được yêu cầu xuất trình bản chính bằng tốt nghiệp để đối chiếu, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh nếu thấy cần thiết."
Có thể thấy, nếu pháp luật không có quy định khác thì bản sao bằng tốt nghiệp được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch thông thường.
Mẹ có quyền yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc thay cho con không?
Mẹ có quyền yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc thay cho con không?
Tại Điều 18 Thông tư 10/2017/TT-BLĐTBXH, người có quyền yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc bao gồm những đối tượng sau:
- Người được cấp bản chính bằng tốt nghiệp.
- Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của người được cấp bản chính bằng tốt nghiệp.
- Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế của người được cấp bản chính bằng tốt nghiệp trong trường hợp người đó đã chết.
Dựa vào quy định trên, mẹ bạn có thể yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc cho bạn trong trường hợp bạn ủy quyền cho mẹ thực hiện việc này.
Việc cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc thuộc thẩm quyền của ai, trình tự thực hiện như thế nào?
(1) Thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc: quy định tại Điều 17 Thông tư 10/2017/TT-BLĐTBXH
"Các trường đang quản lý sổ gốc cấp bằng tốt nghiệp có thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc. Việc cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính."
(2) Trình tự, thủ tục cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc: quy định tại Điều 19 Thông tư 10/2017/TT-BLĐTBXH
- Người yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc phải có đơn đề nghị cấp bản sao bằng tốt nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này, xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc căn cước công dân còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra.
Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc là người quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 18 của Thông tư này ngoài giấy tờ theo quy định trên, phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính bằng tốt nghiệp.
- Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc gửi yêu cầu nhận kết quả qua bưu điện, ngoài hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này phải gửi một (01) phong bì có dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của người nhận.
- Trường đang quản lý sổ gốc cấp bằng tốt nghiệp căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao bằng tốt nghiệp cho người yêu cầu; nội dung bản sao bằng tốt nghiệp phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc. Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì nhà trường có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.
- Trường hợp không cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc cho người yêu cầu thì nhà trường phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Thời hạn cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc được thực hiện như sau:
+ Được thực hiện trong thời gian không quá 05 ngày làm việc sau khi nhà trường nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
+ Đối với trường hợp yêu cầu cấp nhiều bản sao bằng tốt nghiệp, nội dung bằng tốt nghiệp phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà nhà trường không thể đáp ứng được thời hạn quy định tại điểm a khoản này thì thời hạn cấp bản sao được kéo dài thêm nhưng không quá 03 ngày làm việc.
- Người yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc phải trả lệ phí cấp bản sao.
-Lệ phí cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao.
Sổ cấp bản sao và quản lý việc cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 20 Thông tư 10/2017/TT-BLĐTBXH, sổ cấp bản sao và quản lý việc cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc được quy định như sau:
(1) Sổ cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc là tài liệu do trường có thẩm quyền quy định tại Điều 17 của Thông tư này lập ra khi thực hiện việc cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc trong đó ghi chép đầy đủ những nội dung như bản sao mà trường đó đã cấp.
(2) Sổ cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc phải được ghi chép chính xác, đánh số trang, đóng dấu giáp lai, không được tẩy xóa, đảm bảo quản lý chặt chẽ và lưu trữ vĩnh viễn.
(3) Mỗi lần cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc đều phải ghi vào sổ cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc; phải đánh số vào sổ cấp bản sao, đảm bảo mỗi số vào sổ cấp bản sao được ghi duy nhất trên một bản sao bằng tốt nghiệp đã cấp cho người học.
(4) Số vào sổ cấp bản sao bằng tốt nghiệp được lập liên tục theo thứ tự số tự nhiên từ nhỏ đến lớn theo từng năm từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12; đảm bảo phân biệt được số vào sổ cấp bản sao của từng loại bằng tốt nghiệp, năm cấp bản sao và xác định được trường cấp.
Như vậy, trong trường hợp không thể trực tiếp yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc, người được cấp bản chính bằng tốt nghiệp được phép ủy quyền cho người khác thực hiện. Trình tự, thủ tục thực hiện được quy định cụ thể theo pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?