Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở đối với cá nhân được quy định như thế nào?
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở đối với cá nhân được quy định như thế nào?
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở đối với cá nhân được quy định tại Điều 10 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, cụ thể như sau:
- Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Cán bộ, công chức, viên chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
- Việc xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở đối với cá nhân được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thuộc về ai?
Trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định tại Điều 83 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, cụ thể như sau:
Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở;
b) Thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở;
c) Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, công dân trong việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở;
d) Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở;
đ) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.
...
Theo đó, trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thuộc về Chính phủ.
Thực hiện dân chủ ở cơ sở phải đảm bảo nguyên tắc gì?
06 nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định tại Điều 3 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 cụ thể như sau:
Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở
1. Bảo đảm quyền của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được biết, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
2. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
3. Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm trật tự, kỷ cương, không cản trở hoạt động bình thường của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.
4. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
5. Bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở.
6. Tôn trọng ý kiến đóng góp của Nhân dân, kịp thời giải quyết kiến nghị, phản ánh của Nhân dân.
Theo đó, việc thực hiện dân chủ ở cơ sở phải đảm bảo 06 nguyên tắc sau đây:
(1) Bảo đảm quyền của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được biết, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
(2) Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
(3) Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm trật tự, kỷ cương, không cản trở hoạt động bình thường của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.
(4) Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(5) Bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở.
(6) Tôn trọng ý kiến đóng góp của Nhân dân, kịp thời giải quyết kiến nghị, phản ánh của Nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?