Theo điều lệ công đoàn Việt Nam thì cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định giải thể công đoàn cơ sở?
Theo điều lệ công đoàn Việt Nam thì cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định giải thể công đoàn cơ sở?
Căn cứ khoản 7 Điều 11 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về Ban chấp hành công đoàn các cấp như sau:
Điều 11. Ban chấp hành công đoàn các cấp
...
7. Nhiệm vụ, quyền hạn của ban chấp hành công đoàn các cấp
a. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động thuộc đối tượng, phạm vi theo phân cấp.
b. Tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn cùng cấp.
c. Thực hiện chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng và công đoàn cấp trên.
d. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động đối với công đoàn cấp dưới.
đ. Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, hợp nhất, giải thể, nâng cấp, hạ cấp công đoàn cấp dưới, công nhận ban chấp hành công đoàn cấp dưới.
e. Bầu Đoàn Chủ tịch (đối với Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn), bầu ban thường vụ (đối với ban chấp hành công đoàn có từ 09 ủy viên trở lên); bầu các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp.
g. Đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho cán bộ công đoàn hoạt động; hướng dẫn, giúp đỡ, bảo vệ cán bộ công đoàn khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng; ban chấp hành công đoàn cấp trên đại diện, hỗ trợ, giúp đỡ ban chấp hành công đoàn cơ sở thương lượng tập thể, thực hiện quyền tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
h. Tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn của cán bộ, đoàn viên công đoàn tại các hội nghị của ban chấp hành.
i. Định kỳ báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động công đoàn cùng cấp với cấp ủy đảng đồng cấp (nếu có), với công đoàn cấp trên và thông báo cho công đoàn cấp dưới.
k. Quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế công đoàn theo quy định của Nhà nước.
..."
Từ quy định trên thì có thể thấy việc ra quyết định giải thể công đoàn cơ sở thuộc thẩm quyền của Ban chấp hành công đoàn.
Theo điều lệ công đoàn Việt Nam thì cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định giải thể công đoàn cơ sở?
Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp buộc phải giải thể trong trường hợp nào?
Theo điều lệ công đoàn Việt Nam thì trường hợp giải thể công đoàn cơ sở không có quy định cụ thể. Tuy nhiên tại khoản 3 Điều 14 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 có quy định như sau:
"Điều 14. Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
...
3. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở không đủ điều kiện tồn tại và hoạt động thì công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét quyết định giải thể, chấm dứt hoạt động.
..."
Theo đó, công đoàn cơ sở sẽ được giải thể khi không đủ điều kiện tồn tại và hoạt động.
Dẫn chiếu khoản 1 Điều 13 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 có quy định về điều kiện thành lập công đoàn cơ sở như sau:
"Điều 13. Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
1. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, được thành lập ở một hoặc một số đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp, khi có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
..."
Như vậy, công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp sẽ được thành lập khi có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
Trường hợp, công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp không đáp ứng đủ 05 đoàn viên hoặc không đủ 05 người lao động trở lên thì Công đoàn có thể yêu cầu Công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét tiến hành thủ tục giải thể công đoàn cơ sở.
Hồ sơ giải thể công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp theo điều lệ công đoàn Việt Nam cần những giấy tờ nào?
Đối với hồ sơ về giải thể công đoàn cơ sở thì Điều lệ công đoàn cũng không có quy định cụ thể. Tuy nhiên có thể căn cứ vào khoản 7 Điều 11 Điều lệ công đoàn đã nêu trên để làm căn cứ xác định hồ sơ.
Ngoài ra tại Điều 17 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
"Điều 17. Thẩm quyền thành lập và đối tượng tập hợp của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở
1. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức theo đơn vị hành chính, theo ngành, nghề, tổng công ty, tập đoàn kinh tế, do liên đoàn lao động tỉnh, thành phố hoặc công đoàn ngành trung ương quyết định thành lập, giải thể, theo hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
..."
Như vậy, hồ sơ giải thể Công đoàn gồm: Công văn về việc đề nghị giải thể công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp của Ban giám đốc và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở gởi Liên đoàn Lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?