Thẻ thẩm định viên về giá do ai cấp? Người sử dụng Thẻ thẩm định viên về giá phải chấp hành những quy định nào?
Thẻ thẩm định viên về giá do ai cấp?
Người có thẩm quyền cấp Thẻ thẩm định viên về giá được quy định tại khoản 1 Điều 27 Thông tư 46/2014/TT-BTC như sau:
Cấp Thẻ thẩm định viên về giá
1. Người dự thi Thẩm định viên về giá đạt điểm thi theo quy định tại Điều 19 Thông tư này thì được Cục trưởng Cục Quản lý giá đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định cấp Thẻ thẩm định viên về giá. Mẫu Quyết định cấp Thẻ thẩm định viên về giá quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thẻ thẩm định viên về giá được trao trực tiếp cho người được cấp thẻ. Thẻ thẩm định viên về giá không được cấp lại. Mẫu Thẻ thẩm định viên về giá theo quy định tại Phụ lục số 06 kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định, thẻ thẩm định viên về giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định cấp trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý giá.
Lưu ý: Thẻ thẩm định viên về giá được trao trực tiếp cho người được cấp thẻ và thẻ thẩm định viên về giá không được cấp lại.
Thẻ thẩm định viên về giá do ai cấp? (Hình từ Internet)
Người sử dụng Thẻ thẩm định viên về giá phải chấp hành những quy định nào?
Người sử dụng Thẻ thẩm định viên về giá được quy định tại khoản 3 Điều 28 Thông tư 46/2014/TT-BTC như sau:
Quản lý Thẻ thẩm định viên về giá
1. Thẻ thẩm định viên về giá được Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp có giá trị không thời hạn, trừ trường hợp bị thu hồi thẻ theo quy định tại Điều 30 Thông tư này.
2. Thẻ thẩm định viên về giá có giá trị pháp lý để đăng ký hành nghề thẩm định giá theo quy định hiện hành của pháp luật về thẩm định giá.
3. Người sử dụng Thẻ thẩm định viên về giá phải chấp hành các quy định sau:
a) Không được sửa chữa, tẩy xóa lên bề mặt hoặc nội dung của thẻ.
b) Không được cho thuê, cho mượn hoặc cho các tổ chức, cá nhân khác sử dụng tên và Thẻ thẩm định viên về giá của mình để thực hiện các hoạt động thẩm định giá.
c) Không được sử dụng vào các mục đích khác mà pháp luật không quy định.
Như vậy, theo quy định, người sử dụng Thẻ thẩm định viên về giá phải chấp hành các quy định sau đây:
(1) Không được sửa chữa, tẩy xóa lên bề mặt hoặc nội dung của Thẻ thẩm định viên về giá.
(2) Không được cho thuê, cho mượn hoặc cho các tổ chức, cá nhân khác sử dụng tên và Thẻ thẩm định viên về giá của mình để thực hiện các hoạt động thẩm định giá.
(3) Không được sử dụng Thẻ thẩm định viên về giá vào các mục đích khác mà pháp luật không quy định.
Công dân Việt Nam muốn đăng ký dự thi thẩm định viên về giá thì cần đáp ứng điều kiện gì?
Điều kiện dự thi thẩm định viên về giá được quy định tại Điều 4 Thông tư 46/2014/TT-BTC như sau:
Điều kiện dự thi
Công dân Việt Nam đăng ký dự thi thẩm định viên về giá phải có đủ các điều kiện sau:
1. Có năng lực hành vi dân sự, có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, liêm khiết, trung thực, khách quan và có ý thức chấp hành pháp luật.
2. Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá, kinh tế, kinh tế - kỹ thuật, kỹ thuật, luật do các tổ chức đào tạo hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.
3. Có thời gian công tác thực tế từ 36 tháng trở lên tính từ ngày có bằng tốt nghiệp đại học đến ngày cuối của hạn nhận hồ sơ đăng ký dự thi theo chuyên ngành quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Có Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá còn thời hạn do cơ quan, tổ chức có chức năng đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cấp theo quy định của Bộ Tài chính, trừ các trường hợp sau:
a) Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành vật giá, thẩm định giá;
b) Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành kinh tế, kinh tế - kỹ thuật, kỹ thuật, luật và đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành thẩm định giá.
5. Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ và phí dự thi theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định, công dân Việt Nam muốn đăng ký dự thi thẩm định viên về giá phải có đủ các điều kiện sau đây:
(1) Có năng lực hành vi dân sự, có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, liêm khiết, trung thực, khách quan và có ý thức chấp hành pháp luật.
(2) Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá, kinh tế, kinh tế - kỹ thuật, kỹ thuật, luật do các tổ chức đào tạo hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.
(3) Có thời gian công tác thực tế từ 36 tháng trở lên tính từ ngày có bằng tốt nghiệp đại học đến ngày cuối của hạn nhận hồ sơ đăng ký dự thi theo chuyên ngành quy định.
(4) Có Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá còn thời hạn do cơ quan, tổ chức có chức năng đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cấp theo quy định của Bộ Tài chính, trừ các trường hợp sau:
- Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành vật giá, thẩm định giá;
- Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành kinh tế, kinh tế - kỹ thuật, kỹ thuật, luật và đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành thẩm định giá.
(5) Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ và phí dự thi theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?