Thẻ kiểm soát viên chất lượng là gì? Kiểm soát viên chất lượng phải nộp lại thẻ kiểm soát viên chất lượng trong trường hợp nào?
Thẻ kiểm soát viên chất lượng là gì?
Căn cứ theo quy định Điều 14 Thông tư 26/2011/TT-BKHCN thì Thẻ kiểm soát viên chất lượng là một loại giấy tờ chứng nhận về hình ảnh, họ tên, năm sinh, chức danh, đơn vị công tác của mỗi công chức làm công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Thẻ kiểm soát viên chất lượng được cấp cho công chức chuyên ngành kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa để sử dụng và xuất trình khi kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Thẻ được làm bằng bìa cứng có ép Plastic; hình chữ nhật, rộng 70mm, dài 100mm, có 02 đường viền màu xanh coban; nền màu vàng, chính giữa in chìm biểu tượng kiểm soát viên chất lượng đường kính 19mm; chữ in màu đen. Hai mặt của thẻ kiểm soát viên chất lượng được quy định như sau:
+ Mặt trước của Thẻ kiểm soát viên chất lượng:
Bên trái từ trên xuống là tên cơ quan cấp thẻ; biểu tượng kiểm soát viên chất lượng đường kính 15mm; ảnh của người được cấp thẻ (ảnh chụp kiểu chứng minh thư 3cm x 4cm mang trang sắc phục kiểm soát viên chất lượng), góc dưới bên phải của ảnh được đóng dấu nổi của cơ quan cấp thẻ;
Bên phải từ trên xuống in chữ hoa “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”; hàng dưới “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”; riêng chữ in hoa “THẺ KIỂM SOÁT VIÊN CHẤT LƯỢNG” được in màu đỏ; số, họ tên, năm sinh, chức danh, nơi công tác;
+ Mặt sau của Thẻ kiểm soát viên chất lượng:
Phía trên in chữ hoa “NHỮNG QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐƯỢC CẤP THẺ KIỂM SOÁT VIÊN CHẤT LƯỢNG” được in màu đỏ; nội dung của những quy định; địa danh, ngày, tháng, năm cấp thẻ; chức danh, chữ ký, họ tên người cấp thẻ và đóng dấu.
- Thẻ kiểm soát viên chất lượng được cấp cho công chức được bổ nhiệm vào ngạch kiểm soát viên chất lượng làm việc tại các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định.
Thẻ kiểm soát viên chất lượng là gì? Kiểm soát viên chất lượng phải nộp lại thẻ kiểm soát viên chất lượng trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Kiểm soát viên chất lượng phải nộp lại thẻ kiểm soát viên chất lượng trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 50 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 thì kiểm soát viên chất lượng là công chức được bổ nhiệm vào ngạch kiểm soát viên chất lượng thuộc cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Và theo Điều 21 Thông tư 26/2011/TT-BKHCN có quy định về việc sử dụng thẻ kiểm soát viên chất lượng như sau:
Sử dụng thẻ kiểm soát viên chất lượng
1. Công chức chuyên ngành kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa được sử dụng thẻ kiểm soát viên chất lượng của mình trong khi làm nhiệm vụ theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo quy định của pháp luật.
2. Nghiêm cấm việc làm giả, tẩy xóa, sửa chữa, cho mượn hoặc mượn của người khác trang phục, phù hiệu, biển hiệu, thẻ kiểm soát viên chất lượng.
3. Công chức chuyên ngành kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa khi chuyển công tác, thôi việc hoặc khi đủ tuổi nghỉ hưu phải nộp lại thẻ kiểm soát viên chất lượng cho cơ quan quản lý, khi mất thẻ phải báo cho cơ quan công an và cơ quan quản lý biết để xử lý theo thẩm quyền.
Như vậy, Kiểm soát viên chất lượng phải nộp lại thẻ kiểm soát viên chất lượng cho cơ quan quản lý khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Chuyển công tác;
- Thôi việc;
- Đủ tuổi nghỉ hưu.
Kiểm soát viên chất lượng có những nhiệm vụ và quyền hạn gì trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa?
Theo Điều 51 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 thì trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa, kiểm soát viên chất lượng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh xuất trình các tài liệu liên quan đến sản phẩm, hàng hóa theo nội dung kiểm tra quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 và xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định tại Điều 40 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007. Khi cần thiết, yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cung cấp bản sao các tài liệu theo quy định;
- Niêm phong, tạm dừng bán hàng hóa không phù hợp trong quá trình kiểm tra trên thị trường;
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có biện pháp khắc phục, sửa chữa;
- Kiến nghị cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa xử lý theo thẩm quyền quy định tại Điều 46 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007;
- Bảo đảm nguyên tắc khách quan, chính xác và không phân biệt đối xử khi tiến hành kiểm tra;
- Bảo mật kết quả kiểm tra và các thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được kiểm tra;
- Báo cáo chính xác và kịp thời kết quả kiểm tra cho cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, kết luận và xử lý vi phạm của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?