Thẻ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm bị thu hồi trong những trường hợp nào? Ai có thẩm quyền thu hồi?
Thẻ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm bị thu hồi trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Thu hồi thẻ kiểm định viên
...
2. Thẻ kiểm định viên bị thu hồi khi người được cấp thẻ vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Có hành vi gian dối để đạt yêu cầu trong kỳ sát hạch kiểm định viên;
b) Cố ý đưa ra kết quả kiểm định chất lượng giáo dục không trung thực;
c) Vi phạm một trong những quy định tại khoản 3 Điều 5 của Thông tư này về những việc kiểm định viên không được làm;
d) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật.
...
Như vậy, thẻ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm bị thu hồi trong những trường hợp sau:
- Có hành vi gian dối để đạt yêu cầu trong kỳ sát hạch kiểm định viên;
- Cố ý đưa ra kết quả kiểm định chất lượng giáo dục không trung thực;
- Vi phạm một trong những quy định tại khoản 3 Điều 5 của Thông tư này về những việc kiểm định viên không được làm;
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền thu hồi thẻ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Thẩm quyền cấp thẻ, thu hồi thẻ kiểm định viên
Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng có thẩm quyền cấp thẻ và thu hồi thẻ kiểm định viên.
Theo đó, người có thẩm quyền thu hồi thẻ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm là Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng.
Thẻ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm bị thu hồi khi người được cấp thẻ không đáp ứng quy định nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Thu hồi thẻ kiểm định viên
1. Thẻ kiểm định viên bị thu hồi khi người được cấp thẻ không đáp ứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.
...
Và căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của kiểm định viên và những việc kiểm định viên không được làm
1. Nhiệm vụ, quyền hạn
a) Tham gia đoàn đánh giá ngoài, hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định;
b) Độc lập về quan điểm chuyên môn, trung thực, khách quan, công bằng công khai, minh bạch trong thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn;
c) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật có liên quan và theo quy định, thỏa thuận hợp pháp với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
2. Trách nhiệm
a) Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của kiểm định viên; tuân thủ quy định của pháp luật và các quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan khi thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;
b) Trong thời gian mỗi 05 năm (60 tháng) sau ngày được cấp thẻ, phải tham gia ít nhất 02 (hai) đoàn đánh giá ngoài và 01 (một) khóa bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ kiểm định viên do cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này tổ chức hoặc 01 (một) khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ kiểm định viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức;
c) Thực hiện việc giải trình về hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục với cơ quan quản lý nhà nước khi có yêu cầu.
3. Những việc kiểm định viên không được làm
a) Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên để thực hiện hành vi trái nguyên tắc của hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nhằm trục lợi từ cơ sở giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
b) Móc nối, quan hệ với cơ sở giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để làm trái quy định pháp luật trong việc thương thảo, ký kết hợp đồng tư vấn kiểm định chất lượng giáo dục, ảnh hưởng đến lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
c) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ cơ sở giáo dục và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan ngoài khoản thù lao, chi phí đã thỏa thuận theo hợp đồng đã ký kết và theo quy định pháp luật;
d) Xúc phạm danh dự hoặc hạ thấp uy tín của đồng nghiệp; lợi dụng ảnh hưởng của mình để can thiệp trái quy định vào hoạt động của đồng nghiệp;
đ) Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
Theo đó, thẻ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm bị thu hồi khi người được cấp thẻ không đáp ứng quy định sau:
Trong thời gian mỗi 05 năm (60 tháng) sau ngày được cấp thẻ, phải tham gia ít nhất 02 (hai) đoàn đánh giá ngoài và 01 (một) khóa bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ kiểm định viên do cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này tổ chức hoặc 01 (một) khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ kiểm định viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Lưu ý: Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 25/11/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?