Thấy tai nạn giao thông đường sắt nhưng đứng nhìn không cứu giúp người bị nạn bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị xử lý hình sự không?

Tôi muốn biết, trường hợp thấy tai nạn giao thông đường sắt nhưng đứng nhìn không cứu giúp người bị nạn bị phạt bao nhiêu tiền? Vừa qua tôi có đọc nhiều bài viết về sự vô cảm của người dân khi chứng kiến tai nạn giao thông, có trường hợp tai nạn giao thông đường sắt xảy ra rất nghiêm trọng nhưng một số người chỉ đứng nhìn và quay phim chụp hình. Vậy nếu thấy tai nạn giao thông đường sắt nhưng đứng nhìn không cứu giúp người bị nạn thì người đó bị phạt bao nhiêu tiền và có bị xử lý hình sự không?

Thấy tai nạn giao thông đường sắt nhưng đứng nhìn không cứu giúp người bị nạn bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo khoản 4 Điều 48 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống thiên tai và giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt như sau:

“4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không cung cấp hoặc cung cấp không đủ các tài liệu, vật chứng liên quan đến tai nạn giao thông đường sắt; không chuyển giao hồ sơ tai nạn ban đầu theo quy định;
b) Không thực hiện nghĩa vụ cứu nạn khi có điều kiện cứu nạn;
c) Khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt hoặc khi được yêu cầu phối hợp, hỗ trợ không đến ngay hiện trường để giải quyết;
d) Không kịp thời có biện pháp xử lý, biện pháp ngăn ngừa tai nạn giao thông đường sắt khi phát hiện hoặc nhận được tin báo công trình đường sắt bị hư hỏng;
đ) Không kịp thời sửa chữa, khắc phục sự cố làm ảnh hưởng đến việc chạy tàu;
e) Gây trở ngại cho việc khôi phục đường sắt sau khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.”

Như vậy, theo điểm b khoản 4 Điều 48 Nghị định này, trường hợp thấy tai nạn giao thông đường sắt có điều kiện giúp đỡ nhưng đứng nhìn không cứu giúp người bị nạn có thể bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức.

Thấy tai nạn giao thông đường sắt nhưng đứng nhìn không cứu giúp người bị nạn bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị xử lý hình sự không?

Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông đường sắt có bị xử lý hình sự không?

Theo Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như sau:

“Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy, trường hợp người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Ngoài ra, tùy vào các trường hợp cụ thể sẽ áp dụng mức xử phạt theo quy định nêu trên.

Lợi dụng tai nạn giao thông đường sắt để hôi của thì bị xử phạt thế nào?

Theo khoản 5 Điều 48 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống thiên tai và giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt như sau:

“5. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thay đổi, xóa dấu vết hiện trường vụ tai nạn giao thông đường sắt;
b) Lợi dụng tai nạn giao thông đường sắt để xâm phạm tài sản, phương tiện bị nạn; làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông đường sắt;
c) Gây tai nạn giao thông đường sắt mà không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền;
d) Không phối hợp, không chấp hành mệnh lệnh của người, cơ quan có thẩm quyền trong việc khắc phục hậu quả, khôi phục giao thông đường sắt.”

Như vậy, hành vi lợi dụng tai nạn giao thông đường sắt để hôi của có thể bị phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Tai nạn giao thông đường sắt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hội đồng giải quyết sự cố tai nạn giao thông đường sắt có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Việc xác định mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt gây ra được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Chủ tịch Hội đồng giải quyết tai nạn giao thông đường sắt có được quyền huy động mọi nguồn lực tại chỗ để giải quyết tai nạn không?
Pháp luật
Điểm đen tai nạn giao thông đường sắt được xác định trong khoảng thời gian nào? Tiêu chí xác định điểm đen?
Pháp luật
Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt là gì? Tiêu chí xác định điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt?
Pháp luật
Tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng là gì? Nhân viên đường sắt trên tàu có được dừng tàu khẩn cấp khi xảy ra tai nạn không?
Pháp luật
Điểm đen tai nạn giao thông đường sắt là gì? Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt được xác định như thế nào?
Pháp luật
Giao cho người không có giấy phép lái tàu điều khiển tàu hỏa gây tai nạn chết người có bị phạt tù hay không?
Pháp luật
Khi báo tin về tai nạn giao thông đường sắt phải bao gồm những nội dung thông tin gì và báo tin theo biện pháp nào?
Pháp luật
Điều động người lái tàu hỏa không có giấy phép lái tàu gây tai nạn chết người bị phạt tù bao nhiêu năm?
Pháp luật
Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt làm chết 02 người thì có thể đối mặt với mức án phạt là bao nhiêu năm tù?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn giao thông đường sắt
1,597 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn giao thông đường sắt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn giao thông đường sắt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào