Thành viên quỹ tín dụng nhân dân có phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của quỹ tín dụng nhân dân không?
- Thành viên quỹ tín dụng nhân dân có phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của quỹ tín dụng nhân dân không?
- Thành viên quỹ tín dụng nhân dân bao gồm những đối tượng nào?
- Thành viên quỹ tín dụng nhân dân có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị giải trình về hoạt động quỹ tín dụng nhân dân không?
Thành viên quỹ tín dụng nhân dân có phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của quỹ tín dụng nhân dân không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 85 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 về nghĩa vụ thành viên quỹ tín dụng nhân dân như sau:
Nghĩa vụ của thành viên
1. Tuân thủ tôn chỉ, mục đích, Điều lệ, quy chế của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, nghị quyết, quyết định của Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị.
2. Góp đầy đủ, đúng thời hạn phần vốn góp đã cam kết theo quy định tại Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Hợp tác, tương trợ giữa các thành viên, góp phần xây dựng và thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
4. Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân trong phạm vi phần vốn góp vào ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
5. Hoàn trả gốc và lãi tiền vay của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân theo đúng cam kết.
6. Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật và Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
7. Chịu trách nhiệm khi nhân danh ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân dưới mọi hình thức để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, tiến hành kinh doanh, giao dịch khác để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
8. Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì thành viên quỹ tín dụng nhân dân phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của quỹ tín dụng nhân dân trong phạm vi phần vốn góp vào quỹ tín dụng nhân dân.
Thành viên quỹ tín dụng nhân dân bao gồm những đối tượng nào?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 29/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thành viên quỹ tín dụng nhân dân là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư này và tán thành Điều lệ, tự nguyện tham gia góp vốn vào quỹ tín dụng nhân dân.
2. Vốn góp xác lập tư cách thành viên là số vốn góp tối thiểu để xác lập tư cách thành viên khi tham gia quỹ tín dụng nhân dân.
3. Vốn góp bổ sung là vốn góp thêm của thành viên, ngoài vốn góp xác lập tư cách thành viên, để quỹ tín dụng nhân dân thực hiện hoạt động kinh doanh.
Như vậy, thành viên quỹ tín dụng nhân dân bao gồm cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân.
Các đối tượng nêu trên phải có đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư 29/2024/TT-NHNN và tán thành Điều lệ, tự nguyện tham gia góp vốn vào quỹ tín dụng nhân dân.
Lưu ý: Theo khoản 5 Điều 8 Thông tư 29/2024/TT-NHNN thì mỗi đối tượng nêu trên chỉ được tham gia là thành viên của 01 (một) quỹ tín dụng nhân dân.
Thành viên quỹ tín dụng nhân dân có phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của quỹ tín dụng nhân dân không? (Hình từ Internet)
Thành viên quỹ tín dụng nhân dân có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị giải trình về hoạt động quỹ tín dụng nhân dân không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 84 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 về quyền của thành viên quỹ tín dụng nhân dân như sau:
Quyền của thành viên
1. Tham dự Đại hội thành viên hoặc bầu đại biểu dự Đại hội thành viên, biểu quyết về nội dung thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên.
2. Ứng cử, đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và chức danh được bầu khác theo quy định tại Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
3. Gửi tiền; vay vốn; chia lãi theo mức độ sử dụng dịch vụ, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.
4. Hưởng phúc lợi của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
5. Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
6. Kiến nghị, yêu cầu Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Ban kiểm soát giải trình về hoạt động.
7. Yêu cầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát triệu tập Đại hội thành viên bất thường.
8. Chuyển nhượng phần vốn góp và quyền lợi, nghĩa vụ của mình cho người khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
9. Được trả lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
10. Ra khỏi quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân; thành viên là pháp nhân góp vốn khác ra khỏi ngân hàng hợp tác xã theo quy định tại Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã.
11. Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
Như vậy, thành viên quỹ tín dụng nhân dân có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị giải trình về hoạt động quỹ tín dụng nhân dân.
Thành viên chấm dứt tư cách thành viên được hưởng phúc lợi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?