Thành viên lập quỹ thực hiện góp vốn để thành lập quỹ hoán đổi danh mục dựa trên cơ sở nào? Hồ sơ đăng ký thành lập quỹ cần những gì?
Để trở thành thành viên lập quỹ thì công ty chứng khoán cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 251 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện để trờ thành thành viên lập quỹ như sau:
Điều kiện trở thành thành viên lập quỹ
1. Là công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi giới và tự doanh chứng khoán, ngân hàng lưu ký.
2. Trong 12 tháng gàn nhất, trước tháng nộp hồ sơ đăng ký thành lập quỹ hoán đổi danh mục, công ty chứng khoán phải duy trì tỷ lệ vốn khả dụng tối thiểu đạt 220%, hoặc một tỷ lệ khác cao hơn theo yêu cầu của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; ngân hàng lưu ký phải đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của pháp luật về ngân hàng.
3. Đã ký hợp đồng lập quỹ hoán đổi danh mục với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
4. Đáp ứng các điều kiện khác (nếu có) tại hợp đồng lập quỹ.
Theo đó, công ty chứng khoán nếu muốn trở thành thành viên lập quỹ thì phải đáp ứng được một số điều kiện như:
- Là công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi giới và tự doanh chứng khoán, ngân hàng lưu ký.
- Trong 12 tháng gàn nhất, trước tháng nộp hồ sơ đăng ký thành lập quỹ hoán đổi danh mục, công ty chứng khoán phải duy trì tỷ lệ vốn khả dụng tối thiểu đạt 220%, hoặc một tỷ lệ khác cao hơn theo yêu cầu của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; ngân hàng lưu ký phải đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của pháp luật về ngân hàng.
- Đã ký hợp đồng lập quỹ hoán đổi danh mục với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
- Đáp ứng các điều kiện khác (nếu có) tại hợp đồng lập quỹ.
Quỹ hoán đổi danh mục (Hình từ Internet)
Thành viên lập quỹ thực hiện góp vốn để thành lập quỹ hoán đổi danh mục dựa trên cơ sở nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 254 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về việc góp vốn thành lập quỹ hoán đổi danh mục của các thành viên lập quỹ như sau:
Hồ sơ thành lập quỹ hoán đổi danh mục
1. Việc tham gia góp vốn thành lập quỹ hoán đổi danh mục của các thành viên lập quỹ, nhà đầu tư được thực hiện bằng danh mục chứng khoán cơ cấu. Việc góp vốn bằng tiền chỉ được thực hiện cho khoản thanh toán chênh lệch giữa giá trị danh mục chứng khoán cơ cấu và giá phát hành; khoản thanh toán cho các chứng khoán cơ cấu mà thành viên lập quỹ, nhà đầu tư bị hạn chế chuyển nhượng, bị hạn chế đầu tư do bị giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại thời điểm thực hiện giao dịch; các khoản cổ tức, trái tức của chứng khoán cơ cấu.
...
Từ quy định trên thì việc tham gia góp vốn thành lập quỹ hoán đổi danh mục của các thành viên lập quỹ, nhà đầu tư được thực hiện bằng danh mục chứng khoán cơ cấu.
Việc góp vốn bằng tiền chỉ được thực hiện cho khoản thanh toán chênh lệch giữa giá trị danh mục chứng khoán cơ cấu và giá phát hành; khoản thanh toán cho các chứng khoán cơ cấu mà thành viên lập quỹ, nhà đầu tư bị hạn chế chuyển nhượng, bị hạn chế đầu tư do bị giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại thời điểm thực hiện giao dịch; các khoản cổ tức, trái tức của chứng khoán cơ cấu.
Thành viên lập quỹ cần chuẩn bị những giấy tờ gì cho hồ sơ đăng ký lập quỹ hoán đổi danh mục?
Căn cứ khoản 3 Điều 254 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký lập quỹ hoán đổi danh mục như sau:
Hồ sơ thành lập quỹ hoán đổi danh mục
...
3. Hồ sơ đăng ký lập quỹ hoán đổi danh mục gồm:
a) Các tài liệu theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 235 Nghị định này;
b) Báo cáo kết quả chào bán chứng chỉ quỹ của ngân hàng giám sát kèm theo danh sách thành viên lập quỹ, nhà đầu tư tham gia góp vốn theo Mẫu số 102 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Xác nhận của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam về chi tiết danh mục chứng khoán cơ cấu của từng thành viên lập quỹ, nhà đầu tư đang được phong tỏa nhằm mục đích đưa vào quỹ hoán đổi danh mục theo Mẫu số 104 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Dẫn chiếu Điều 235 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký lập quỹ đóng như sau:
Hồ sơ đăng ký lập quỹ đóng
1. Giấy đăng ký lập quỹ theo Mẫu số 92 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Báo cáo kết quả đợt chào bán theo Mẫu số 102 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, kèm theo văn bản xác nhận phong tỏa của ngân hàng giám sát về số tiền thu được trong đợt chào bán, danh sách nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ.
3. Biên bản tổng hợp ý kiến của nhà đầu tư về các nội dung lấy ý kiến nhà đầu tư (nếu có).
Như vậy, hồ sơ đăng ký lập quỹ danh mục hoán đổi cần chuẩn bị một số giấy tờ sau:
- Báo cáo kết quả đợt chào bán theo Mẫu số 102 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, kèm theo văn bản xác nhận phong tỏa của ngân hàng giám sát về số tiền thu được trong đợt chào bán, danh sách nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ.
- Biên bản tổng hợp ý kiến của nhà đầu tư về các nội dung lấy ý kiến nhà đầu tư (nếu có).
- Báo cáo kết quả chào bán chứng chỉ quỹ của ngân hàng giám sát kèm theo danh sách thành viên lập quỹ, nhà đầu tư tham gia góp vốn theo Mẫu số 102 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP;
- Xác nhận của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam về chi tiết danh mục chứng khoán cơ cấu của từng thành viên lập quỹ, nhà đầu tư đang được phong tỏa nhằm mục đích đưa vào quỹ hoán đổi danh mục theo Mẫu số 104 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?