Thành viên hợp tác xã chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm như thế nào?
- Thành viên hợp tác xã chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm như thế nào?
- Có được cấp lại Giấy chứng nhận phần vốn góp khi thành viên hợp tác xã làm mất không?
- Việc góp vốn cho hợp tác xã đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì thành viên hợp tác xã cần phải thực hiện như thế nào?
Thành viên hợp tác xã chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 74 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về việc góp vốn điều lệ cho hợp tác xã như sau:
Góp vốn điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
...
5. Thành viên chỉ được góp vốn cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của Hội đồng quản trị đối với tổ chức quản trị đầy đủ hoặc Đại hội thành viên đối với tổ chức quản trị rút gọn.
6. Sau thời hạn quy định tại khoản 4 Điều này, thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì xử lý như sau:
a) Thành viên chưa góp vốn theo cam kết hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong Điều lệ sẽ bị chấm dứt tư cách thành viên;
b) Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết nhưng có phần vốn góp bằng hoặc cao hơn vốn góp tối thiểu theo quy định của Điều lệ có quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp theo quy định của Luật này và Điều lệ.
7. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải góp đủ phần vốn góp đã cam kết theo quy định tại khoản 4 Điều này, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng phần vốn đã góp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp phần vốn góp còn thiếu đã được góp đủ trong thời hạn này. Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với nghĩa vụ tài chính phát sinh trong thời gian trước ngày được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp theo quy định của Luật này và Điều lệ.
Như vậy, khi thành viên hợp tác xã chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với nghĩa vụ tài chính phát sinh trong thời gian trước ngày được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 và Điều lệ.
Thành viên hợp tác xã chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)
Có được cấp lại Giấy chứng nhận phần vốn góp khi thành viên hợp tác xã làm mất không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 75 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về giấy chứng nhận phần vốn góp như sau:
Giấy chứng nhận phần vốn góp
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên và ghi vào sổ đăng ký thành viên tại thời điểm góp đủ phần vốn góp.
2. Giấy chứng nhận phần vốn góp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số định danh cá nhân hoặc số giấy tờ pháp lý của cá nhân góp vốn; tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức góp vốn;
d) Phần vốn góp và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên;
đ) Số và ngày cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp;
e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cấp lại Giấy chứng nhận phần vốn góp trong trường hợp Giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hỏng; cấp đổi Giấy chứng nhận phần vốn góp trong trường hợp có thay đổi nội dung Giấy chứng nhận phần vốn góp quy định tại khoản 2 Điều này; thu hồi Giấy chứng nhận phần vốn góp trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, cấp đổi, thu hồi Giấy chứng nhận phần vốn góp theo quy định của Điều lệ.
Như vậy, hợp tác xã sẽ phải cấp lại Giấy chứng nhận phần vốn góp trong trường hợp thành viên hợp tác xã bị mất Giấy chứng nhận phần vốn góp.
Việc góp vốn cho hợp tác xã đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì thành viên hợp tác xã cần phải thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 76 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về việc chuyển giao tài sản góp vốn như sau:
Chuyển giao tài sản góp vốn
1. Việc góp vốn cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bằng tài sản được thực hiện như sau:
a) Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì thành viên làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
b) Đối với tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng văn bản.
2. Việc góp vốn cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thông qua thỏa thuận cho phép hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hưởng quyền khác đối với tài sản được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng xác lập quyền khác đối với tài sản giữa thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải được lập thành văn bản, ghi rõ thời hạn hưởng quyền theo quy định của pháp luật và Điều lệ;
...
Như vậy, việc góp vốn cho hợp tác xã đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì thành viên hợp tác xã làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?