Thành viên hợp danh làm chủ doanh nghiệp tư nhân thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Những điều cần lưu ý khi trở thành thành viên hợp danh?
Thành viên hợp danh liệu có được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hay không?
Căn cứ theo Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định về những hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh như sau:
Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh
1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
2. Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
3. Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
Như vậy, khi trở thành thành viên hợp danh trong công ty hợp danh thì bạn cần lưu ý những điều trên đây.
Theo đó, vì bạn đang là thành viên hợp danh nên sẽ không được phép làm chủ doanh nghiệp tư nhân. Nếu muốn làm chủ doanh nghiệp tư nhân thì phải được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Thành viên hợp danh (Hình từ Internet)
Thành viên hợp danh làm chủ doanh nghiệp tư nhân thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Tại Điều 55 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm về công ty hợp danh như sau:
Vi phạm về công ty hợp danh
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty;
b) Thành viên hợp danh đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc là thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác (trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại);
c) Thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn không nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được chấp thuận, trừ trường hợp Hội đồng thành viên quyết định thời hạn khác.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc bổ sung đủ thành viên hợp danh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Lưu ý, theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì mức phạt trên đây là mức phạt được quy định đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu thành viên hợp danh làm chủ doanh nghiệp tư nhân mà không được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 15 - 25 triệu đồng.
Thành viên hợp danh có những nghĩa vụ gì theo quy định hiện nay?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 181 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên hợp danh có những nghĩa vụ sau đây:
- Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty;
- Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
- Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
- Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty mà không đem nộp cho công ty;
- Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty;
- Chịu khoản lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ;
- Định kỳ hằng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Trên đây là một số quy định pháp luật liên quan đến thành viên hợp danh của công ty hợp danh mà chúng tôi cung cấp gửi đến bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?