Thành viên hợp danh của Văn phòng giám định tư pháp có bắt buộc phải là giám định viên tư pháp hay không?
Thành viên hợp danh của Văn phòng giám định tư pháp có bắt buộc phải là giám định viên tư pháp hay không?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 85/2013/NĐ-CP quy định về Văn phòng giám định tư pháp như sau:
Văn phòng giám định tư pháp
1. Văn phòng giám định tư pháp được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật giám định tư pháp, Luật doanh nghiệp, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Đối với Văn phòng giám định tư pháp hoạt động theo loại hình công ty hợp danh thì thành viên hợp danh phải là giám định viên tư pháp. Văn phòng giám định tư pháp có thể có thành viên góp vốn.
3. Tên gọi Văn phòng giám định tư pháp bao gồm cụm từ “Văn phòng giám định tư pháp” và phần tên riêng liền sau. Việc đặt tên riêng và gắn biển hiệu của Văn phòng thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Văn phòng giám định tư pháp có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Văn phòng giám định tư pháp được thành lập theo loại hình công ty hợp danh thì thành viên hợp danh phải là giám định viên tư pháp. Do đó, bạn của anh sẽ không thể trở thành thành viên hợp danh của văn phòng.
Tuy nhiên, ngoài thành viên hợp danh thì văn phòng còn có thể có thêm thành viên góp vốn. Pháp luật không hạn chế hay bắt buộc thành viên góp vốn phải là giám định viên tư pháp nên bạn của anh cũng có thể làm thành viên góp vốn của văn phòng.
Tải về mẫu thẻ giám định viên tư pháp mới nhất 2023: Tại Đây
Văn phòng giám định tư pháp (Hình từ Internet)
Giám định viên tư pháp muốn thành lập Văn phòng giám định tư pháp thì phải có bao nhiêu năm trong nghề?
Tại Điều 15 Luật Giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020) quy định về điều kiện thành lập Văn phòng giám định tư pháp như sau:
Điều kiện thành lập Văn phòng giám định tư pháp
1. Giám định viên tư pháp được thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có từ đủ 03 năm trở lên là giám định viên tư pháp và có hoạt động giám định trong lĩnh vực đề nghị thành lập Văn phòng;
b) Có Đề án thành lập theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 của Luật này.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng không được thành lập Văn phòng giám định tư pháp.
Theo đó, giám định viên tư pháp muốn thành lập Văn phòng giám định tư pháp thì phải có từ đủ 03 năm trở lên là giám định viên tư pháp và đáp ứng đầy đủ những yêu cầu nêu trên đây.
Để đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp thì cần phải làm gì?
Căn cứ theo Điều 17 Luật Giám định tư pháp 2012 và khoản 28 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định về việc đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp như sau:
Đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp
1. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập, Văn phòng giám định tư pháp đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp.
Sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập, Văn phòng giám định tư pháp không đăng ký hoạt động thì Quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp hết hiệu lực.
2. Văn phòng giám định tư pháp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị đăng ký hoạt động;
b) Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp;
c) Giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện bảo đảm hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp theo Đề án thành lập quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 của Luật này;
d) Bản sao quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý về lĩnh vực giám định tư pháp kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện theo Đề án thành lập quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 của Luật này và cấp Giấy đăng ký hoạt động; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, đồng thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thu hồi Quyết định cho phép thành lập. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
4. Văn phòng giám định tư pháp được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Theo đó, để đăng ký hoạt động thì trước đó văn phòng phải xin cấp phép thành lập theo Điều 16 Luật Giám định tư pháp 2012. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập thì Văn phòng giám định tư pháp cần gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp theo như quy định trên đây.
Sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động.thì Văn phòng giám định tư pháp sẽ được phép hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?