Thành viên hợp danh có bắt buộc phải là cá nhân không? Tổ chức có được làm thành viên công ty hợp danh hay không?
Thành viên công ty hợp danh bao gồm những ai?
Theo khoản 30 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
“Thành viên công ty hợp danh bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.”
Như vậy, thành viên công ty hợp danh bao gồm:
- Thành viên hợp danh;
- Thành viên góp vốn.
Thành viên hợp danh
Thành viên hợp danh có bắt buộc phải là cá nhân không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công ty hợp danh như sau:
“1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.”
Theo quy định nêu trên, thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Như vậy, thành viên hợp danh bắt buộc phải là cá nhân.
Những hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh là gì?
Theo Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định về những hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh như sau:
“Điều 180. Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh
1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
2. Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
3. Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.”
Như vậy, đối với thành viên hợp danh thì sẽ có những hạn chế nhất định, cụ thể phải tuân thủ theo những quy định sau đây:
- Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
- Không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
- Không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
Tổ chức có được làm thành viên công ty hợp danh hay không?
Căn cứ tại khoản 30 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì thành viên của công ty hợp danh bao gồm có thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Đồng thời, theo khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công ty hợp danh đã nêu trên thì thành viên hợp danh phải là cá nhân, thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân.
Như vậy, tổ chức không thể là thành viên hợp danh, nhưng vẫn có thể làm thành viên góp vốn trong công ty hợp danh.
Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh là gì?
Tại Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2020, quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn được quy định cụ thể như sau:
- Thành viên góp vốn có quyền sau đây:
+ Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại, giải thể công ty và nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ;
+ Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty;
+ Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty;
+ Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác;
+ Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh ngành, nghề kinh doanh của công ty;
+ Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; trường hợp chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty;
+ Được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản;
+ Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
- Thành viên góp vốn có nghĩa vụ sau đây:
+ Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp;
+ Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty;
+ Tuân thủ Điều lệ công ty, nghị quyết và quyết định của Hội đồng thành viên;
+ Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Như vậy, khi trở thành thành viên góp vốn trong công ty hợp danh thì sẽ có các quyền và nghĩa vụ theo như quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?