Thành viên Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam do ai bổ nhiệm? Có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Thành viên Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam do ai bổ nhiệm?
Theo khoản 3 Điều 10 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1395/QĐ-TTg năm 2013 như sau:
Chức năng và cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản trị
...
3. Hội đồng quản trị có tối đa là 7 thành viên, trong đó một thành viên là Chủ tịch Hội đồng quản trị do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, các thành viên còn lại là chuyên trách hoặc kiêm nhiệm do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm.
...
Theo đó, Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có tối đa là 7 thành viên, trong đó một thành viên là Chủ tịch Hội đồng quản trị do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, các thành viên còn lại là chuyên trách hoặc kiêm nhiệm do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Hình từ Internert)
Thành viên Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Theo khoản 4 Điều 10 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1395/QĐ-TTg năm 2013 như sau:
Chức năng và cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản trị
...
4. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị là 5 năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bổ nhiệm lại. Thành viên Hội đồng quản trị bị thay thế hoặc bị miễn nhiệm theo đề nghị của Hội đồng quản trị trong những trường hợp sau:
a) Khi có quyết định nghỉ hưu, điều chuyển hoặc bố trí công tác khác;
b) Xin từ nhiệm nếu có lý do chính đáng;
c) Không đủ năng lực đảm nhiệm công việc;
d) Vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
...
Theo đó, thành viên Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có nhiệm kỳ 05 năm.
Thành viên Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Điều 13 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1395/QĐ-TTg năm 2013 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Hội đồng quản trị
1. Cùng với thành viên khác của Hội đồng quản trị, quản lý hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
2. Thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị theo quy chế quản trị nội bộ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và sự phân công của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
3. Đề xuất nội dung, giám sát việc tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về các công việc, lĩnh vực được phân công.
4. Yêu cầu người điều hành Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam báo cáo, giải trình các vấn đề liên quan đến lĩnh vực được phân công.
5. Đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập họp Hội đồng quản trị bất thường theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Điều lệ này.
6. Tham dự cuộc họp Hội đồng quản trị, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị. Chịu trách nhiệm cá nhân trước Hội đồng quản trị về những quyết định của mình.
7. Triển khai thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; được quyền bảo lưu ý kiến khi có ý kiến khác với nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và báo cáo cấp có thẩm quyền nhưng vẫn phải thực hiện nghị quyết, quyết định đó.
8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Hội đồng quản trị giao.
Theo đó, thành viên Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Cùng với thành viên khác của Hội đồng quản trị, quản lý hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
- Thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị theo quy chế quản trị nội bộ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và sự phân công của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
- Đề xuất nội dung, giám sát việc tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về các công việc, lĩnh vực được phân công.
- Yêu cầu người điều hành Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam báo cáo, giải trình các vấn đề liên quan đến lĩnh vực được phân công.
- Đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập họp Hội đồng quản trị bất thường theo quy định tại Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
- Tham dự cuộc họp Hội đồng quản trị, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị. Chịu trách nhiệm cá nhân trước Hội đồng quản trị về những quyết định của mình.
- Triển khai thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; được quyền bảo lưu ý kiến khi có ý kiến khác với nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và báo cáo cấp có thẩm quyền nhưng vẫn phải thực hiện nghị quyết, quyết định đó.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Hội đồng quản trị giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?
- Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025? Lưu ý khi rút tỉa chân hương cúng ông công ông táo 2025?
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Đối tượng nghỉ hưu trước tuổi được hưởng 3 loại trợ cấp theo Nghị định 178? Hướng dẫn cách tính trợ cấp được hưởng?
- Mẫu Tờ trình thành lập chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu? Điều kiện thành lập chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở?