Thành viên hộ gia đình có được phép thực hiện thủ tục tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một địa chỉ cư trú hay không?
Công dân có những nghĩa vụ gì về cư trú?
Căn cứ Điều 9 Luật cư trú 2020 quy định về nghĩa vụ của công dân về cư trú như sau:
"Điều 9. Nghĩa vụ của công dân về cư trú
1. Thực hiện việc đăng ký cư trú theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, giấy tờ, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, giấy tờ, tài liệu đã cung cấp.
3. Nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí"
Căn cứ quy định trên thì công dân có nghĩa vụ thực hiện đăng ký cư trú theo quy định; cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, giấy tờ, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, giấy tờ, tài liệu đã cung cấp và nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định
Thành viên hộ gia đình có được phép thực hiện thủ tục tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một địa chỉ cư trú hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 25 Luật cư trú 2020 quy định về tách hộ để đăng ký thường trú như sau:
"Điều 25. Tách hộ
1. Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;
c) Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật này.
2. Hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
Trường hợp tách hộ sau ly hôn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.
3. Thủ tục tách hộ được thực hiện như sau:
a) Người đăng ký tách hộ nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan đăng ký cư trú;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về hộ gia đình liên quan đến việc tách hộ vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối giải quyết tách hộ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do."
Theo đó, thành viên hộ gia đình được phép tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định. Thành viên muốn tách hộ phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, được chủ hộ đồng ý và không thuộc trường hợp không được đăng ký thường trú.
Ngoài ra, theo quy định trên thì người dân khi tách hộ sẽ không còn được cấp sổ hộ khẩu mới như hiện nay mà thay vào đó cơ quan đăng ký cư trú sẽ cập nhật thông tin về hộ gia đình liên quan đến việc tách hộ vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin.
Tải về mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú (CT01): Tại Đây
Tách hộ
Thực hiện thủ tục tách hộ để đăng ký thường trú thì có mất phí nào không?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC (sửa đổi bởi điểm đ khoản 3 Điều 1 Thông tư 106/2021/TT-BTC) quy định về căn cứ xác định mức thu phí và lệ phí khi thực hiện tách hộ để đăng ký thường trú như sau:
"Điều 5. Căn cứ xác định mức thu phí và lệ phí
a) Lệ phí đăng ký cư trú là khoản thu đối với người được cơ quan đăng ký cư trú giải quyết việc đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật.
- Lệ phí đăng ký cư trú đối với việc đăng ký và quản lý cư trú gồm: Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người, gia hạn tạm trú, tách hộ, điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, xác nhận thông tin về cư trú. Việc đăng ký tạm trú theo danh sách, gia hạn tạm trú theo danh sách thì lệ phí đăng ký được tính với từng cá nhân như đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú cho một người.
- Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quy định mức thu lệ phí phù hợp, đảm bảo nguyên tắc sau: Mức thu lệ phí đối với việc đăng ký cư trú tại cơ quan đăng ký cư trú thuộc thành phố trực thuộc Trung ương cao hơn mức thu đối với các khu vực khác”
Như vậy theo quy định trên thì lệ phí cư trú bao gồm cả thủ tục tách hộ mà theo quy định tại Điều 9 Luật này về nghĩa vụ của công dân thì công dân phải có nghĩa vụ nộp lệ phí đăng ký thường trú theo quy định nên anh phải nộp lệ phí cho việc tách hộ của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?