Thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh là gì? 04 hình thức xử lý vi phạm thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh?
Thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị định 158/2020/NĐ-CP có giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
9. Thành viên tạo lập thị trường là thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt được thực hiện hoạt động tạo lập thị trường cho một hoặc một số chứng khoán phái sinh.
10. Thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh (sau đây gọi tắt là thành viên bù trừ) là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh để thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.
11. Thành viên bù trừ chung là thành viên bù trừ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của mình, khách hàng của mình và cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh cho thành viên không bù trừ và khách hàng của thành viên không bù trừ đó.
12. Thành viên bù trừ trực tiếp là thành viên bù trừ chỉ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của thành viên bù trừ đó hoặc của thành viên bù trừ đó và khách hàng của mình.
...
Theo đó, thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh để thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.
Thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh là gì? 04 hình thức xử lý vi phạm thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh? (Hình từ Internet)
04 hình thức xử lý vi phạm thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán?
04 hình thức xử lý vi phạm thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được quy định tại Điều 5 Quy chế thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 13/QĐ-HĐTV năm 2023, bao gồm:
(1) Nhắc nhở;
(2) Khiển trách;
(3) Đình chỉ hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của thành viên bù trừ;
(4) Hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ bắt buộc.
- Hình thức xử lý vi phạm tại mục (2), (3), và (4) nêu trên sẽ được công bố trên trang thông tin điện tử của VSDC và báo cáo UBCKNN.
Thành viên bù trừ bị xử lý vi phạm có trách nhiệm công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của chính thành viên bù trừ.
- Việc xử lý vi phạm tại mục (1), (2), (3) không áp dụng đối với các thành viên bù trừ đang trong quá trình xử lý hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ.
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán từ chối chấp thuận tư cách thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh trong các trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 30 Nghị định 158/2020/NĐ-CP thì Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam từ chối chấp thuận tư cách thành viên bù trừ trong các trường hợp sau:
- Tổ chức đăng ký thành viên không đáp ứng được các điều kiện làm thành viên bù trừ;
- Hồ sơ đăng ký làm thành viên bù trừ có tài liệu giả mạo hoặc có thông tin sai sự thật;
- Tổ chức đăng ký thành viên bù trừ không hoàn thiện thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận thành viên bù trừ trong vòng 90 ngày kể từ ngày Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có thông báo chấp thuận nguyên tắc việc đăng ký thành viên bù trừ.
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có văn bản gửi tổ chức đăng ký thành viên bù trừ nêu rõ lý do từ chối và thực hiện công bố thông tin trên phương tiện công bố thông tin của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Lưu ý: Cũng theo Điều 30 Nghị định 158/2020/NĐ-CP thì công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đăng ký làm thành viên bù trừ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp;
- Là thành viên giao dịch hoặc thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh của Sở giao dịch chứng khoán;
- Đáp ứng yêu cầu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam về hạ tầng công nghệ thông tin và quy trình nghiệp vụ cho hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?