Thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam do ai bổ nhiệm? Có nhiệm kỳ là bao nhiêu năm?
Thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam do ai bổ nhiệm? Có nhiệm kỳ là bao nhiêu năm?
Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 18 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 quy định như sau:
Ban kiểm soát và cơ cấu Ban kiểm soát
1. Ban kiểm soát thực hiện kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật, quy định nội bộ, Điều lệ và nghị quyết, quyết định và các văn bản chỉ đạo khác của chủ sở hữu và Bộ Tài chính, Hội đồng quản trị.
2. Ban kiểm soát có 03 (ba) thành viên, trong đó có 01 thành viên làm Trưởng Ban kiểm soát. Các thành viên Ban kiểm soát do Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm, làm việc theo chế độ chuyên trách.
3. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là 05 (năm) năm. Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của Ban kiểm soát. Thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu hoặc bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Nhiệm kỳ của thành viên được bổ sung hoặc thay thế là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ.
4. Trường hợp số thành viên Ban kiểm soát không đủ hai phần ba tổng số thành viên của nhiệm kỳ hoặc không đủ số thành viên tối thiểu theo quy định tại Điều lệ này thì trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày không đủ số lượng thành viên, Hội đồng quản trị phải đề nghị Bộ Tài chính bổ sung đủ số lượng thành viên Ban kiểm soát.
5. Ban kiểm soát có bộ phận giúp việc, bộ phận kiểm toán nội bộ, được sử dụng các nguồn lực của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, được thuê chuyên gia và tổ chức bên ngoài để thực hiện nhiệm vụ của mình.
6. Ban kiểm soát hoạt động theo quy chế do Bộ Tài chính ban hành; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ Tài chính về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
7. Tiêu chuẩn và điều kiện thành viên Ban kiểm soát được thực hiện theo quy định tại Điều lệ này.
Theo quy định thì thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam, cụ thể là 05 năm.
Lưu ý: Thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu hoặc bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Nhiệm kỳ của thành viên được bổ sung hoặc thay thế là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ.
Thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam do ai bổ nhiệm? Có nhiệm kỳ là bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào không được làm thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam?
Theo khoản 1 Điều 25 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 quy định như sau:
Những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ
1. Những người sau đây không được là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc của Ngân hàng Phát triển Việt Nam:
a) Thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ Khoản 2 Điều này;
b) Người thuộc đối tượng không được tham gia quản lý, điều hành theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về phòng chống tham nhũng;
c) Người đã từng là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Tổng giám đốc (Giám đốc), thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của doanh nghiệp, Chủ nhiệm và các thành viên Ban quản trị hợp tác xã tại thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản, trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng;
d) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại thời điểm doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động, bị buộc giải thể do vi phạm pháp luật nghiêm trọng, trừ trường hợp là đại diện theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm chấn chỉnh, củng cố doanh nghiệp đó;
đ) Người đã từng bị đình chỉ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị và thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định tại Điều 30 Điều lệ này;
e) Người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam không được là thành viên Ban kiểm soát của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
g) Người có liên quan của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam không được là Tổng giám đốc của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
...
Như vậy, những đối tượng được quy định nêu trên không được làm thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn thế nào?
Theo Điều 21 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 quy định thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Ban kiểm soát
1. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Ban kiểm soát theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ này và quy định nội bộ của Ban kiểm soát một cách trung thực, thận trọng vì lợi ích của Ngân hàng phát triển Việt Nam và của Nhà nước.
2. Yêu cầu Trưởng Ban kiểm soát triệu tập hợp Ban kiểm soát bất thường.
3. Kiểm soát các hoạt động, kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các báo cáo tài chính và kiến nghị khắc phục các sai phạm nếu có.
4. Được quyền yêu cầu cán bộ, nhân viên của Ngân hàng Phát triển Việt Nam cung cấp số liệu và giải trình các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ được phân công.
5. Báo cáo Trưởng Ban kiểm soát về các hoạt động tài chính bất thường, chịu trách nhiệm cá nhân về những đánh giá và kết luận của mình.
6. Tham dự các cuộc họp của Ban kiểm soát, tham gia góp ý và biểu quyết về các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát, trừ nhũng vấn đề có xung đột lợi ích.
7. Tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị, họp Ban điều hành, họp chuyên đề có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của Ban kiểm soát, tham gia ý kiến và đưa ra kiến nghị, nhưng không được biểu quyết.
8. Yêu cầu ghi lại các ý kiến của mình trong biên bản cuộc họp Hội đồng quản trị nếu ý kiến của mình khác với quyết định của Hội đồng quản trị và báo cáo Bộ Tài chính.
9. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?