Thành viên Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh gồm những ai? Các thành viên hoạt động theo chế độ nào?
Thành viên Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh gồm những ai?
Thành viên Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2014/TT-BNV như sau:
Thành viên Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh và Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện
1. Thành viên Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh:
a) Trưởng ban: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Phó Trưởng ban Thường trực: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Phó Trưởng ban: Trưởng Ban Đại diện Hội Người cao tuổi cấp tỉnh;
d) Các ủy viên là đại diện lãnh đạo cơ quan:
- Sở Nội vụ;
- Văn phòng Ủy ban nhân dân;
- Sở Tài chính;
- Sở Y tế;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Sở Thông tin và Truyền thông;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Sở Giao thông vận tải;
- Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Sở Tư pháp;
- Sở Xây dựng;
- Ban Dân tộc (đối với cấp tỉnh có thành lập Ban Dân tộc);
- Bảo hiểm Xã hội cấp tỉnh;
- Tổ chức có liên quan ở cấp tỉnh, gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Hội Nông dân tỉnh; Hội Cựu chiến binh tỉnh; Liên đoàn Lao động tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh.
...
Như vậy, theo quy định, thành viên Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh bao gồm:
(1) Trưởng ban: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
(2) Phó Trưởng ban Thường trực: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
(3) Phó Trưởng ban: Trưởng Ban Đại diện Hội Người cao tuổi cấp tỉnh;
(4) Các ủy viên là đại diện lãnh đạo cơ quan:
- Sở Nội vụ;
- Văn phòng Ủy ban nhân dân;
- Sở Tài chính;
- Sở Y tế;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Sở Thông tin và Truyền thông;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Sở Giao thông vận tải;
- Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Sở Tư pháp;
- Sở Xây dựng;
- Ban Dân tộc (đối với cấp tỉnh có thành lập Ban Dân tộc);
- Bảo hiểm Xã hội cấp tỉnh;
- Tổ chức có liên quan ở cấp tỉnh, gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Hội Nông dân tỉnh; Hội Cựu chiến binh tỉnh; Liên đoàn Lao động tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh.
Thành viên Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh gồm những ai? (Hình từ Internet)
Các thành viên của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh hoạt động theo chế độ nào?
Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh được quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 08/2014/TT-BNV như sau:
Quy định chung
1. Ban Công tác người cao tuổi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh)
a) Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tổ chức có liên quan trong việc giải quyết những vấn đề về cơ chế, chính sách để thực hiện công tác về người cao tuổi.
b) Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập và làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số.
c) Trưởng ban Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế làm việc của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên tham gia Ban Công tác.
d) Các thành viên của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
đ) Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh không có tài khoản và con dấu riêng. Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực ghi chức vụ (chức danh) và ký văn bản của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
...
Như vậy, theo quy định, các thành viên của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
Tổ Giúp việc Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh được đặt tại đâu?
Tổ Giúp việc Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 08/2014/TT-BNV như sau:
Cơ quan thường trực, Tổ Giúp việc của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh và Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện
1. Cơ quan thường trực, Tổ Giúp việc Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh
a) Cơ quan thường trực của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Tổ Giúp việc Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh (gọi tắt là Tổ Giúp việc) đặt tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội do 01 công chức Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm Tổ trưởng, 01 công chức Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và 01 thành viên Ban Đại diện Hội Người cao tuổi cấp tỉnh làm thành viên. Các thành viên Tổ Giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
c) Tổ Giúp việc làm việc theo quy chế do Trưởng ban Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh ban hành.
...
Như vậy, theo quy định, Tổ Giúp việc Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh được đặt tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, do 01 công chức Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm Tổ trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?