Thành viên Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ là những người nào? Thành viên Ban Biên tập có trách nhiệm chung như thế nào?
- Thành viên Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ là những người nào?
- Thành viên Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm chung như thế nào?
- Thành viên đại diện Văn phòng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm như thế nào về Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ?
Thành viên Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ là những người nào?
Căn cứ tại Điều 1 Quy chế hoạt động của ban biên tập cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 2819/QĐ-TTCP năm 2012, có quy định về Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ như sau:
Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ
Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ (gọi tắt là Ban Biên tập) do Tổng Thanh tra Chính phủ thành lập để thực hiện chức năng giúp Tổng Thanh tra Chính phủ tổ chức biên tập và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ.
Thành viên Ban Biên tập là đại diện lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị có liên quan đến nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về hoạt động đối nội, đối ngoại của Thanh tra Chính phủ và ngành thanh tra. Giám đốc Trung tâm Thông tin là Trưởng ban.
Như vậy, theo quy định trên thì Thành viên Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ là đại diện lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị có liên quan đến nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về hoạt động đối nội, đối ngoại của Thanh tra Chính phủ và ngành thanh tra. Giám đốc Trung tâm Thông tin là Trưởng ban.
Thành viên Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ là những người nào? (Hình từ Internet)
Thành viên Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm chung như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy chế hoạt động của ban biên tập cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 2819/QĐ-TTCP năm 2012, có quy định về trách nhiệm chung của các thành viên Ban Biên tập như sau:
Trách nhiệm chung của các thành viên Ban Biên tập
1. Tham gia định hướng nội dung thông tin của Cổng thông tin điện tử; đảm bảo thông tin trong lĩnh vực được giao phụ trách theo đúng định hướng của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ.
2. Thành viên Ban Biên tập được giao phụ trách các thông tin trong lĩnh vực phụ trách có trách nhiệm tổ chức việc thu thập, tiếp nhận, biên tập, cập nhật, phê duyệt thông tin trước khi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử.
3. Xác định các loại thông tin cần phê duyệt thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách trước khi được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử; chịu trách nhiệm về nội dung tin, bài trong lĩnh vực thông tin được phân công phụ trách theo quy định của pháp luật.
4. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tính đúng đắn của thông tin sau khi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử; theo dõi tiến độ cập nhật, đăng tải thông tin sau khi được phê duyệt.
5. Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng thông tin của Cổng thông tin điện tử; tham gia xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình công tác định kỳ và hàng năm của Ban Biên tập.
6. Thường xuyên theo dõi và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Cổng thông tin điện tử, đề xuất cải tiến giao diện, bố cục thông tin, chức năng, tiện ích để thuận tiện cho người dùng.
7. Tham gia chỉ đạo tổ chức mạng lưới cộng tác viên để cung cấp thông tin liên quan đến các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra Chính phủ.
Như vậy, theo quy định trên thì Thành viên Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm chung như sau:
- Tham gia định hướng nội dung thông tin của Cổng thông tin điện tử; đảm bảo thông tin trong lĩnh vực được giao phụ trách theo đúng định hướng của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ.-
Thành viên Ban Biên tập được giao phụ trách các thông tin trong lĩnh vực phụ trách có trách nhiệm tổ chức việc thu thập, tiếp nhận, biên tập, cập nhật, phê duyệt thông tin trước khi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử.
- Xác định các loại thông tin cần phê duyệt thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách trước khi được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử; chịu trách nhiệm về nội dung tin, bài trong lĩnh vực thông tin được phân công phụ trách theo quy định của pháp luật.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tính đúng đắn của thông tin sau khi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử; theo dõi tiến độ cập nhật, đăng tải thông tin sau khi được phê duyệt.
- Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng thông tin của Cổng thông tin điện tử; tham gia xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình công tác định kỳ và hàng năm của Ban Biên tập.
- Thường xuyên theo dõi và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Cổng thông tin điện tử, đề xuất cải tiến giao diện, bố cục thông tin, chức năng, tiện ích để thuận tiện cho người dùng.
- Tham gia chỉ đạo tổ chức mạng lưới cộng tác viên để cung cấp thông tin liên quan đến các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra Chính phủ.
Thành viên đại diện Văn phòng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm như thế nào về Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ?
Căn cứ tại Điều 9 Quy chế hoạt động của ban biên tập cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 2819/QĐ-TTCP năm 2012, có quy định về trách nhiệm của thành viên Ban Biên tập như sau:
Trách nhiệm của thành viên Ban Biên tập
1. Thành viên đại diện Văn phòng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm thu thập thông tin từ các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ và Thanh tra các bộ ngành, địa phương về công tác Văn phòng. Cung cấp và duyệt các tin, bài liên quan đến các lĩnh vực thông tin được phân công: Công tác Văn phòng; công tác quản lý điều hành tác nghiệp; thông tin tổng hợp; thông tin về đầu tư, đấu thầu và mua sắm công; thông tin về cải cách thủ tục hành chính; thông tin trong ngành về lĩnh vực Văn phòng; các văn bản chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ; trả lời hỏi, đáp của độc giả; thông tin báo cáo thống kê; thông tin về dịch vụ hành chính Cổng thông tin về ISO 9001:2008; thông tin đánh giá về chuyên mục thăm dò ý kiến và các thông tin khác liên quan; giúp Trưởng ban tổ chức, quản lý, điều hành nội dung Cổng thông tin điện tử; thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban giao; chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về các công việc trong phạm vi được phân công phụ trách; giao phụ trách trực tiếp cán bộ đầu mối cung cấp thông tin của Văn phòng Thanh tra Chính phủ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Thành viên đại diện Văn phòng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm về Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ như sau:
Chịu trách nhiệm thu thập thông tin từ các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ và Thanh tra các bộ ngành, địa phương về công tác Văn phòng;
Cung cấp và duyệt các tin, bài liên quan đến các lĩnh vực thông tin được phân công:
+ Công tác Văn phòng; công tác quản lý điều hành tác nghiệp;
+ Thông tin tổng hợp; thông tin về đầu tư, đấu thầu và mua sắm công;
+ Thông tin về cải cách thủ tục hành chính;
+ Thông tin trong ngành về lĩnh vực Văn phòng;
+ Các văn bản chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ;
+ Trả lời hỏi, đáp của độc giả; thông tin báo cáo thống kê;
+ Thông tin về dịch vụ hành chính Cổng thông tin về ISO 9001:2008;
+ Thông tin đánh giá về chuyên mục thăm dò ý kiến và các thông tin khác liên quan;
+ Giúp Trưởng ban tổ chức, quản lý, điều hành nội dung Cổng thông tin điện tử;
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban giao; chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về các công việc trong phạm vi được phân công phụ trách;
+ Giao phụ trách trực tiếp cán bộ đầu mối cung cấp thông tin của Văn phòng Thanh tra Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?